LSS là một bệnh tiến triển chậm trên tôm sú nuôi tại Ấn Độ, được đặc trưng bởi một bụng xốp mềm do teo cơ. Bộ vỏ ngoài tạo thành một lớp bao phủ cơ bụng lỏng lẻo, với một khoảng trống ở giữa vỏ và cơ thịt(Alavandi et al. 2007). Kết quả tôm nhiễm bệnh có hiệu quả chuyển đổi thức ăn giảm đáng kể, dẫn đến chất lượng thịt kém, và ao bị ảnh hưởng bị chết liên tục ở mức độ thấp. Ngoài ra hội chứng lỏng vỏ LSS trên tôm sú cũng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng, trọng lượng cơ thể và tỷ lệ sống của tôm, dẫn đến giảm sản lượng sinh khối tại các trang trại bị ảnh hưởng.
Bạn biết không? Tôm thẻ đực hoạt động bơi lội, bắt mồi rất mạnh trong khi tôm cái lại “rất lười biếng”.
Vi nấm nhiễm trên cá lóc thông thường là bệnh mãn tính, tuy nhiên cũng gây thiệt hại kinh tế.
Cỏ lào, cỏ xước, đủ đủ, tía tô, trứng cá là những loài thảo dược dân dã có tác dụng kháng nấm trên cá lóc.
Cá lóc (Channa striata) được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên những năm gần đây người nuôi gặp phải không ít khó khăn trong quá trình nuôi như giá cá thương phẩm thấp, dịch bệnh do vi khuẩn và nấm gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi.
Vi nấm là nguyên nhân gây bệnh chủ yếu trên nhiều loài động vật thủy sản ở các giai đoạn khác nhau. Vi nấm nhiễm trên động vật thủy sản thông thường là bệnh mãn tính, tuy nhiên cũng gây thiệt hại kinh tế cho nghề nuôi thủy sản. Hiện nay, vi nấm Achlya và Saprolegnia là tác nhân cơ hội gây bệnh chủ yếu trên cá lóc.