GIẢI PHÁP SINH HỌC PHÒNG NGỪA KHÍ ĐỘC TRONG AO NUÔI VỚI CHI PHÍ THẤP

24 THG24
7350 lượt xem

I. NGUYÊN NHÂN

II. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

- Khi tôm bị ảnh hưởng bởi khí độc NH3 tôm sẽ giảm ăn, tấp mé, bơi lờ đờ trên mặt nước và tôm có màu sắc tối, có thể gây lột rớt. Kiểm tra nhanh bằng Test Kit sẽ thấy khí độc NH3 lên cao.

• Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành NH3
- Chúng ta có thể nhận biết sớm khi khí độc mới chớm lên bằng cách kiểm tra chất lượng nước thường xuyên bằng Test Kit (Hình 1).
- Khi tôm bắt đầu ăn mạnh, lượng chất thải tăng, khí độc sẽ hình thành ở dạng NH3 trước tiên.

• Giai đoạn 2: Giai đoạn chuyển hóa sang NO2-
- NH3 hình thành đến 1 giai đoạn nhất định dưới điều kiện Oxy đầy đủ (>4 mg) và pH thích hợp, cộng với sự xúc tác hiệu quả của vi sinh (Nitrosomonas & Nitrobacter) sẽ dần chuyển hóa sang NO2- (Hình 2).
- Có thể nhận biết đơn giản thông qua kết quả xét nghiệm, khi đó hàm lượng NH3 sẽ không tăng hoặc có chiều hướng giảm đi, hàm lượng NO2- trong nước bắt đầu tăng lên đáng kể.

• Giai đoạn 3: Giai đoạn gây độc
- Khi tôm bị ảnh hưởng bởi khí độc NO2- tôm sẽ giảm ăn, lột rớt lai rai, phụ bộ đỏ hồng, bơi lội lờ đờ, giảm khả năng hấp thu Oxy và khoáng chất (Hình 3 - 4 - 5 và Hình 7).

- NO2- tăng cao sẽ kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển Oxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi hấp thu Oxy khó khăn. Khi duy trì trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới quá trình lột xác và là tiền đề dẫn đến các bệnh nguy hiểm khác như: Gan tụy, đốm trắng, đốm đen, phân trắng... (Hình 6).

- Thời điểm này thông qua kết quả xét nghiệm ta có thể nhận thấy hàm lượng khí độc tăng rất cao (NH3 > 0,1mg, NO2- >5mg).
- Điều kiện xuất hiện: Khí độc thường xuất hiện khi tôm về giai đoạn lớn khoảng từ 40 ngày tuổi trở lên khi chất lượng nước ao xấu, nhiều hữu cơ và đáy ao dơ.

III. PHƯƠNG PHÁP PHÒNG VÀ XỬ LÝ

1. Giải pháp phòng ngừa
- Cải tạo đáy ao nuôi (hút bùn, rửa sạch đáy) trước khi thả giống, làm hố Xiphong để hút mùn bã hữu cơ và phân tôm trong quá trình nuôi. Canh nhá kỹ, hạn chế dư thừa thức ăn.
- Định kỳ 1 tuần kiểm tra nước 2 lần để phát hiện sớm khí độc.
- Tăng cường cung cấp Oxy và giữ pH ổn định 7,8 - 8,2.
- Định kỳ sử dụng men SUPER BACILLUS BT (250g/1.000m3 nước) nhằm cung cấp cặp vi sinh chuyển hoá đạm Nitrosomonas và Nitrobacter để làm sạch đáy ao, xử lý hữu cơ cho ao và hỗ trợ chuyển hóa khí độc.

2.Phương pháp xử lý:
2.1 Xử lý môi trường:
- Ngày 1: Giảm thức ăn (20%) và chạy hết quạt hoặc Oxy vào lúc trưa nắng và ban đêm, kết hợp xử lý nước bằng SUPER BACILLUS BT (250g/1000m3 nước lúc 9h sáng) và VB-EM super (30L/1000m3 nước lúc 9h tối), dùng liên tục 3 ngày.
- Ngày 4: Xử lý thêm PROCA 2X (250g/1000m3 nước) xen kẽ SUPER BACILLUS BT và VB-EM super vào chu kỳ đánh vi sinh định kỳ của ao.
- Các ngày tiếp theo: Kiểm tra chất lượng nước để điều chỉnh liều đánh phù hợp đảm bảo các thông số khí độc trong mức cho phép.

2.1 Cho ăn:
- Áp dụng bộ 3 sản phẩm ngăn ngừa các tác nhân cơ hội tấn công khi tôm đang strees do khí độc tăng cao.

* Lưu ý:
- Lượng thức cho ăn: 80% so với nhu cầu thực tế, cho ăn liên tục cho đến khi hàm lượng NH3, NO2- về mức cho phép, tôm khỏe và ăn mạnh trở lại.
- Giữ pH từ 7,8 - 8,2 để làm giảm độc tính của NH3
- Hạn chế đánh khoáng ban đêm khi ao có NO2- cao.

Các sản phẩm trong quy trình:


 

Bản tin kỹ thuật số 05 Dành cho TÔM - Công ty TNHH VIBO

Mời bà con cùng đọc và chia sẻ bản tin nhé!!!

 

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

15 THG03

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ BỆNH TÔM THUỶ TINH (TPD) TRÊN TÔM

Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm
31 THG01

QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm và quy trình phòng và trị hiệu quả.


22 THG01

5 yêu cầu kỹ thuật không thể bỏ qua khi nuôi tôm nước ngọt

Cách nuôi tôm trong ao nước ngọt một cách hiệu quả và bền vững, từ việc chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước, đến thu hoạch tôm.


15 THG01

Bí quyết chăn nuôi dê mùa đông hiệu quả cho người trong ngành

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông, giúp người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh hiệu quả.


15 THG01

Chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ: Những điều cần lưu ý để tối ưu hóa lợi nhuận

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về ngành chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ tại Việt Nam, từ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giống lợn, đến khả năng sản xuất và cung ứng giống lợn.
20 THG12

Cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả

Sứa nước là một loài sinh vật gây hại trong ao nuôi tôm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bà con các cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả.


13 THG12

Lợi ích bất ngờ của muối đối với con tôm

Muối là một nguyên liệu quan trọng trong nuôi tôm, mang lại nhiều lợi ích cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.
13 THG12

Tôm cần bổ sung gì khi lột xác?

Quá trình lột xác là một giai đoạn quan trọng trong vòng đời của tôm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tôm lột xác khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng.


13 THG12

Cách khắc phục hiện tượng cá nổi đầu hiệu quả nhất trong thời gian ngắn

Cá nổi đầu là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về hiện tượng này, cũng như cách khắc phục hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn


13 THG12

Bật mí cách phòng, chống bệnh do vi khuẩn trên cá biển đơn giản mà hiệu quả

Bệnh do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá biển. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, chống các bệnh do vi khuẩn trên cá biển.