Tôm cần bổ sung gì khi lột xác?

13 THG13
203 lượt xem

Quá trình lột xác là một giai đoạn quan trọng trong vòng đời của tôm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tôm lột xác khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh chóng.

Quá trình lột xác của tôm trải qua 4 giai đoạn chính:

   • Tiền lột xác: Giai đoạn này xảy ra ngay trước khi tôm lột bỏ lớp vỏ ngoài, và được đặc trưng bởi sự tách rời của vỏ cũ khỏi lớp biểu bì bên dưới. Lớp vỏ cũ được tái hấp thu một phần, và dự trữ năng lượng được huy động từ tuyến ruột giữa. Giai đoạn tiền lột xác bắt đầu với sự gia tăng nồng độ hormone lột xác trong bạch cầu. 

   • Giữa giai đoạn lột xác: Trong giai đoạn này lớp vỏ tôm trở nên mạnh hơn nhiều thông qua quá trình lắng đọng khoáng chất và protein.

   • Giai đoạn lột xác: Việc lột xác chỉ kéo dài vài phút. Nó bắt đầu với việc mở lớp vỏ cũ ở ngã ba của giáp đầu ngực và bụng trong các loài giáp xác mười chân, sau đó tôm sẽ thoát ra từ vị trí hở của vỏ và giai đoạn hoàn thành khi con vật thoát khỏi lớp vỏ cũ của nó.

   • Hậu lột xác: Là giai đoạn xảy ra ngay sau khi tôm lột bỏ lớp vỏ cũ.

 

Lột xác là một trong những quá trình quan trọng trong vòng đời của tôm

Lột xác là một trong những quá trình quan trọng trong vòng đời của tôm

 

Để có thể lột xác hoàn chỉnh, tôm cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, bao gồm:

   • Protein: Nhu cầu protein trong thức ăn của tôm thay đổi theo các giai đoạn sinh trưởng của tôm. Đối với tôm thẻ chân trắng, nhu cầu về protein thấp hơn tôm sú.

   • Hydratcarbon: Loài giáp xác có nhiều men tiêu hóa hydratcarbon để giúp tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, tôm có ruột, dạ dày ngắn nên khả năng tiêu hóa chất xơ kém. Vì vậy, hàm lượng chất xơ bổ sung vào thức ăn tôm hợp lý là khoảng 4 - 5%, thường là từ nguồn bột cỏ hoặc rong biển.

   • Lipid: Lipid có vai trò cung cấp năng lượng, cung cấp các axit béo thiết yếu, hoạt hóa và cấu thành các enzyme, tham gia vào xây dựng cấu trúc màng tế bào, hỗ trợ hấp thu các Vitamin A, D, E, K và một số chất khác.

   • Vitamin: Nhóm vitamin B, C và E là cần thiết bổ sung vào thức ăn. Vitamin nhóm D, C khi dùng với số lượng nhiều cho phản ứng ngược dẫn đến dịch bệnh. Vitamin A và K là rất cần thiết trong thành phần thức ăn tôm.

   • Khoáng chất: Tôm có thể hấp thu trực tiếp khoáng qua mang từ môi trường nước. Vì vậy, nhu cầu khoáng cho tôm phụ thuộc vào khoáng môi trường sống của tôm. Nhu cầu khoáng của tôm thẻ chân trắng cao hơn tôm sú do chu kỳ lột xác nhanh hơn.

 

Bệnh vỏ mềm kinh niên trên tôm

Bệnh vỏ mềm kinh niên trên tôm

 

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong thức ăn, bà con cũng cần chú ý đến chất lượng môi trường nước nuôi tôm. Chất khoáng hòa tan có trong ao là yếu tố quan trọng giúp tôm lột xác đồng đều và tái tạo nhanh lớp vỏ mới. Thực tế cho thấy những ao nuôi tôm có độ mặn càng cao thì hàm lượng khoáng hòa tan càng cao và ngược lại.

Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm khi lột xác là vô cùng quan trọng. Bà con cần nắm rõ những thông tin cần thiết này để có thể giúp tôm lột xác khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

 

Nguồn Tép bạc

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

15 THG03

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ BỆNH TÔM THUỶ TINH (TPD) TRÊN TÔM

Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm
31 THG01

QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm và quy trình phòng và trị hiệu quả.


22 THG01

5 yêu cầu kỹ thuật không thể bỏ qua khi nuôi tôm nước ngọt

Cách nuôi tôm trong ao nước ngọt một cách hiệu quả và bền vững, từ việc chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước, đến thu hoạch tôm.


15 THG01

Bí quyết chăn nuôi dê mùa đông hiệu quả cho người trong ngành

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông, giúp người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh hiệu quả.


15 THG01

Chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ: Những điều cần lưu ý để tối ưu hóa lợi nhuận

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về ngành chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ tại Việt Nam, từ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giống lợn, đến khả năng sản xuất và cung ứng giống lợn.
20 THG12

Cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả

Sứa nước là một loài sinh vật gây hại trong ao nuôi tôm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bà con các cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả.


13 THG12

Lợi ích bất ngờ của muối đối với con tôm

Muối là một nguyên liệu quan trọng trong nuôi tôm, mang lại nhiều lợi ích cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.
13 THG12

Tôm cần bổ sung gì khi lột xác?

Quá trình lột xác là một giai đoạn quan trọng trong vòng đời của tôm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tôm lột xác khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng.


13 THG12

Cách khắc phục hiện tượng cá nổi đầu hiệu quả nhất trong thời gian ngắn

Cá nổi đầu là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về hiện tượng này, cũng như cách khắc phục hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn


13 THG12

Bật mí cách phòng, chống bệnh do vi khuẩn trên cá biển đơn giản mà hiệu quả

Bệnh do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá biển. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, chống các bệnh do vi khuẩn trên cá biển.