- Địa chỉ: Lô số 20, Khu G, Đường D1, KCN An Hạ, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP.HCM
- Điện thoại: (84-28) 6683.6156 / 6683.6158
- Hotline: 1800 9435
- Fax: (84-28) 3620.4694
- Email: vibo@vibo.com.vn
- Website https://vibo.com.vn/
I. TÁC NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN GÂY BỆNH
- Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS).
- Hội chứng liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm (Hình 1).
• Hội chứng hoại tử gan tụy cấp có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (Tôm chết dưới 30 ngày tuổi ): Nguyên nhân lúc này có thể do tôm giống kém chất lượng và có khả năng đã nhiễm bệnh từ trại giống, hoặc việc cải tạo ao không tốt, lây nhiễm từ vật chủ trung gian. (Hình 2,3: Tôm sú và tôm thẻ bị bệnh gan tụy giai đoạn dưới 30 ngày tuổi)
- Giai đoạn 2 (Tôm chết ở giai đoạn 31-60 ngày tuổi): Giai đoạn này tôm chết do nhiễm bệnh thì nguyên nhân nằm ở quản lý ao nuôi kém, dư thừa thức ăn, nhiều chất thải hữu cơ... Dẫn đến mật độ vi khuẩn Vibrio sp. gây hại tăng cao.
II. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
• Dấu hiệu nhận biết bệnh gan tụy có thể chia ra từng giai đoạn phát triển bệnh như sau:
- Giai đoạn 1: Tôm có dấu hiệu ăn không tăng thức ăn, kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio parahemoliticus trong môi trường nước tăng cao (>5*102 CFU/mL), (Hình 4: Mật độ vi khuẩn Vibrio parahemoliticus tăng cao)
- Giai đoạn 2: Tôm giảm ăn 10-15%, có biểu hiện đường ruột ít thức ăn, sưng gan, vàng gan (Hình 5: Tôm sưng gan)
- Giai đoạn 3: Tôm giảm ăn 15-20%, gan bắt đầu teo, tôm bắt đầu trống đường ruột và chết lác đác (Hình 6: Tôm teo gan, trống đường ruột)
- Giai đoạn 4: Tôm giảm ăn có thể lên đến 50%, gan teo và trống đường ruột nhiều, màu sắc nhợt nhạt, lượng tôm rớt tăng nhiều (Hình 7: Tôm rớt trong nhá).
III. GIẢI PHÁP PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH
a. Giải pháp phòng bệnh:
- Chọn nguồn tôm giống có chất lượng, không nhiễm bệnh, cải tạo đầu vụ tốt.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm bằng cách thăm nhá, chày tôm...và kiểm tra chất lượng nước ao nuôi, mật độ vi khuẩn Vibrio định kỳ bằng đĩa Chrom agar.
- Cải thiện môi trường nước ao nuôi:
+ Diệt khuẩn phổ rộng định kỳ: Dùng AQUA CIDE 1 lần/tuần.
+ Cấy vi sinh PROCA 2x sau diệt khuẩn 48 tiếng để cân bằng hệ vi sinh và cạnh tranh vi khuẩn Vibrio gây bệnh gan tụy.
+ Bổ sung vi sinh phân hủy chất thải hữu cơ, giảm khí độc VB-EM super, 2 lần/tuần.
- Tăng cường sức đề kháng cho tôm:
+ Bổ sung thảo dược chiết xuất từ tỏi GATONIC PLUS + VIBOZYME PLUS kích hoạt và tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên cho tôm.
+ Tăng khả năng tiêu hóa, hỗ trợ chức năng gan dùng kết hợp BACITAL + LIVERMIN PLUS
+ Khi thời tiết thay đổi (mưa to, nắng gắt,..), tạt 1L YUCCA-S PLUS/1.000-1.500m3 nước, giảm stress, chống sốc cho tôm.
b. Giải pháp trị bệnh:
• Trường hợp mật độ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus cấy trên đĩa Chrom Agar cao (>5*102 CFU/ml), tôm bắt đầu có dấu hiệu nhiễm bệnh:
+ Dùng VB-ANTIDOX, rửa nước (làm giảm độ đục, kim loại nặng, tăng hiệu quả diệt khuẩn).
+ Tiến hành diệt khuẩn Vibrio gây bệnh, dùng WIN 500 new. Sau 2 ngày, cấy vi sinh PROCA 2x để lấn át vi khuẩn gây bệnh.
+ Giảm lượng thức ăn (30-50%), kết hợp trộn VB-RIDO 01 + GATONIC PLUS với thức ăn.
• Trường hợp tôm bị vàng gan, sưng gan:
+ Cắt cử và dùng YUCCA-S PLUS, giúp chống sốc, giảm stress cho tôm trước khi diệt khuẩn bằng WIN 500 NEW.
+ Tiến hành điều trị cho tôm, trộn VB-RIDO 01 + ZX 2000 + VIBOZYME PLUS với thức ăn.
Bản tin kỹ thuật về Quy trình phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy trên Tôm - Công ty TNHH VIBO
Mời bà con cùng đọc và chia sẻ bản tin nhé!!!