Chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ: Những điều cần lưu ý để tối ưu hóa lợi nhuận

15 THG15
342 lượt xem

Trong khoảng 5 năm gần đây, ngành chăn nuôi tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân cao từ 4,5 – 6%/năm. Trong đó, tổng sản lượng thịt hơi các loại tăng trưởng trung bình 2,7%/năm; sản lượng trứng tăng 7,1%/năm và sản lượng sữa tươi nguyên liệu tăng 4,5%/năm. Năm 2023, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng trưởng ước đạt 5,72%, đóng góp 26% vào GDP nông nghiệp

Cơ cấu sản phẩm chăn nuôi, thịt lợn đóng góp phần vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn 2019 – 2023, cơ cấu thịt lợn chiếm tới 61,7 – 64,6%, thịt gia cầm chiếm 26,3 – 29,6%, còn lại là thịt trâu, bò, dê, cừu chiếm 8,4 – 9,2% so tổng sản lượng thịt các loại

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê và báo cáo của các địa phương năm 2022, cơ cấu giống lợn: lợn nái sinh sản cả nước có khoảng 3,0 triệu con (chiếm 10,4% so với tổng đàn lợn), trong đó đàn cụ kỵ, ông bà (nái cụ kỵ chiếm 15% và nái ông bà chiếm 85%) đạt 137 nghìn con (chiếm 4,5% tổng đàn)

Để phối giống cho đàn lợn nái, cả nước có 74,9 nghìn con lợn đực giống, trong đó số lợn đực sản xuất tinh để phối giống nhân tạo là 39,7 nghìn con (chiếm 53%) và đàn lợn đực giống phối trực tiếp là 35,2 nghìn con (chiếm 47%), đàn lợn đực phối trực tiếp chủ yếu được nuôi trong dân ở những nơi mà phối giống nhân tạo khó thực hiện

 

Chăn nuôi lợn giống

 

Từ đàn giống trên đã sản xuất ra tổng số đầu lợn thịt xuất chuồng đạt 50,9 triệu con năm 2022

Về khả năng sản xuất, cung ứng giống lợn: theo số liệu tổng hợp khảo sát thực tế và báo cáo từ các địa phương năm 2023, cả nước có tổng số 224 cơ sở chăn nuôi lợn nái cụ kỵ, ông bà với tổng đàn nái là 120.391 con (chiếm 4,4% tổng đàn nái cả nước)

Trong đó có 63 cơ sở chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ (bao gồm 22 cơ sở chỉ nuôi lợn giống cấp cụ kỵ và 41 cơ sở vừa nuôi lợn giống cấp cụ kỵ vừa nuôi cấp ông bà) với tổng đàn nái cụ kỵ là 26.734 con (chiếm 22,2% tổng đàn nái cụ kỵ, ông bà) và 161 cơ sở chăn nuôi lợn giống cấp ông bà với tổng đàn là 96.657 con (chiếm 77,8% tổng đàn nái cụ kỵ, ông bà)

Đàn lợn nái cụ kỵ, ông bà gồm các giống nhập ngoại chiếm hơn 80% và nái lai chiếm tỷ lệ gần 20% tổng đàn. Hằng năm đàn lợn nái cụ kỵ, ông bà được thay thế bình quân từ 25-35%/năm

Có 3 loại hình sở hữu đối với các cơ sở nuôi lợn giống cấp cụ kỵ, ông bà là Nhà nước, vốn đầu tư FDI và tư nhân, cụ thể số cơ sở chăn nuôi lợn cụ kỵ, ông bà với hình thức sở hữu nhà nước chiếm khoảng 8%, hình thức sở hữu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI chiếm khoảng 19% và hình thức sở hữu tư nhân (gồm các doanh nghiệp trong nước và chủ trại chăn nuôi) chiếm khoảng 73%

Đàn lợn giống cấp cụ kỵ, ông bà được phân bố chủ yếu tập trung vào những vùng, khu vực có chăn nuôi lợn phát triển như vùng Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung, Trung du & miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng

Trong chăn nuôi thì công tác giống đóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Công tác quản lý giống vật nuôi đã được quy định trong Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14, các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Chăn nuôi và một số văn bản khác như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Hệ thống giống lợn quản lý cơ bản theo mô hình tháp giống. Hệ thống giống 3 cấp hình tháp trong chăn nuôi lợn là mô hình phân cấp theo mức độ di truyền đã tạo ra hiệu quả cao trong việc cải tiến giống, gia tăng năng suất, quản lý dễ dàng, hiệu quả kinh tế lớn

Lợn giống cấp cụ kỵ (GGP) và cấp ông bà (GP) có vai trò hết sức quan trọng để sản xuất ra đàn lợn giống cấp bố mẹ (PS) để sản xuất ra đàn lợn con thương phẩm được nuôi đến khi giết mổ, cung cấp cho chăn nuôi lợn thịt có năng suất và chất lượng cao

Việt Nam đã và đang sở hữu các bộ giống lợn cấp GGP, GP được nhập từ nước ngoài về có chất lượng cao, được cách ly nghiêm ngặt, chăn nuôi trong điều kiện đảm bảo an toàn sinh học nhằm cung cấp cho thị trường nguồn con giống hậu bị có chất lượng, sạch bệnh

Việc chăn nuôi lợn giống cấp GGP, GP tại các trại giống đã góp phần cải thiện năng suất và chất lượng đàn lợn giống tại các địa phương, đặc biệt đối với các doanh nghiệp làm tốt công tác quản lý giống đã làm tăng uy tín và sức cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất ra trên thị trường, tạo thương hiệu riêng đối với các sản phẩm được sản xuất theo chuỗi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Các tập đoàn, doanh nghiệp đã tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến về con giống, trang thiết bị, khoa học và công nghệ của các nước có nền chăn nuôi lợn tiên tiến như Đan Mạch, Pháp, Mỹ, Canada,… để đưa vào áp dụng trong sản xuất chăn nuôi tại Việt Nam

Trong bối cảnh hiện tại, việc chăn nuôi lợn giống cấp GGP, GP tại Việt Nam đang gặp phải một số khó khăn nhất định. Cụ thể, các vấn đề chính bao gồm:

  1. Mức đầu tư lớn cho việc xây dựng chuồng trại, mua con giống, và áp dụng công nghệ khoa học trong quá trình chăn nuôi. Điều này đặt ra thách thức cho các hộ chăn nuôi có điều kiện kinh tế hạn chế, khiến chỉ những tập đoàn, doanh nghiệp, công ty có tiềm lực kinh tế mới có khả năng triển khai.
  2. Các cơ sở chăn nuôi lợn giống GGP, GP do nhà nước quản lý có cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu chọn tạo và nhân giống giống lợn hiện đại, chất lượng cao.
  3. Việc nhập khẩu con giống GGP, GP từ nước ngoài mất nhiều thời gian và chi phí cao.
  4. Theo Luật Chăn nuôi, tại các trại chăn nuôi giống GGP, GP phải có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, điều này cũng tạo ra khó khăn cho một số cơ sở chăn nuôi tư nhân.
  5. Chi phí cho sản xuất chăn nuôi ngày càng tăng do giá nguyên liệu đầu vào, chi phí cho chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh vẫn ở mức cao.
  6. Chăn nuôi trang trại có lượng xả thải lớn, mặc dù các cơ sở chăn nuôi đã áp dụng các biện pháp xử lý môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi.
  7. Một số địa phương chưa thực hiện tốt việc kê khai chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi lợn cấp giống GGP, GP nói riêng.
  8. Một số địa phương còn thiếu cơ sở sản xuất giống lợn GGP, GP, chưa chủ động được nguồn cung con giống đảm bảo chất lượng tại địa phương.
  9. Chính sách hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân để phát triển chăn nuôi lợn giống cấp GGP, GP còn thiếu cả ở trung ương và địa phương.

Để phát triển bền vững chăn nuôi lợn trong thời gian tới, đặc biệt đối với đàn lợn giống cấp GGP, GP trong phạm vi cả nước, các địa phương đã có những kiến nghị cụ thể đối với cơ quan quản lý tại Trung ương như: có chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư, ưu đãi tín dụng cho chăn nuôi lợn giống GGP, GP; khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu phát triển và chuyển giao giống lợn chất lượng cao, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi tiên tiến; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống vật nuôi; tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác quản lý giống lợn; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi; khôi phục, nâng cấp hoặc xây mới Trung tâm giống vật nuôi tại các địa phương theo hướng xã hội hóa; rà soát, sửa đổi, ban hành các tiêu chuẩn/quy chuẩn đối với lĩnh vực giống vật nuôi cho phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn của Ngành chăn nuôi.

TS. Nguyễn Văn Hậu – Cục Chăn nuôi

Nguồn: Cục Chăn nuôi

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

15 THG03

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ BỆNH TÔM THUỶ TINH (TPD) TRÊN TÔM

Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm
31 THG01

QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm và quy trình phòng và trị hiệu quả.


22 THG01

5 yêu cầu kỹ thuật không thể bỏ qua khi nuôi tôm nước ngọt

Cách nuôi tôm trong ao nước ngọt một cách hiệu quả và bền vững, từ việc chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước, đến thu hoạch tôm.


15 THG01

Bí quyết chăn nuôi dê mùa đông hiệu quả cho người trong ngành

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông, giúp người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh hiệu quả.


15 THG01

Chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ: Những điều cần lưu ý để tối ưu hóa lợi nhuận

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về ngành chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ tại Việt Nam, từ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giống lợn, đến khả năng sản xuất và cung ứng giống lợn.
20 THG12

Cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả

Sứa nước là một loài sinh vật gây hại trong ao nuôi tôm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bà con các cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả.


13 THG12

Lợi ích bất ngờ của muối đối với con tôm

Muối là một nguyên liệu quan trọng trong nuôi tôm, mang lại nhiều lợi ích cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.
13 THG12

Tôm cần bổ sung gì khi lột xác?

Quá trình lột xác là một giai đoạn quan trọng trong vòng đời của tôm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tôm lột xác khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng.


13 THG12

Cách khắc phục hiện tượng cá nổi đầu hiệu quả nhất trong thời gian ngắn

Cá nổi đầu là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về hiện tượng này, cũng như cách khắc phục hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn


13 THG12

Bật mí cách phòng, chống bệnh do vi khuẩn trên cá biển đơn giản mà hiệu quả

Bệnh do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá biển. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, chống các bệnh do vi khuẩn trên cá biển.