THAY THẾ KHÁNG SINH TỪ CÂY HOÀNG LIÊN - PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH TRÊN THỦY SẢN

01 THG01
1720 lượt xem

Hiện nay, dưới sự đòi hỏi ngày càng cao của các thị trường xuất khẩu cũng như người tiêu dùng, việc tồn dư hóa chất trong các sản phẩm thủy sản đang là vấn đề được nhắc đến.

Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh không đúng liều theo phác đồ điều trị, đồng thời khi sử dụng kháng sinh cho ăn trong nuôi trồng thủy sản làm tồn dư kháng trong môi trường khá nhiều dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh ngày càng nhanh và nghiêm trọng.

Đồng thời việc sử dụng kháng sinh cũng tiêu diệt hầu hết hệ vi sinh trong đường ruột.

Tác động có hại đến cơ thể động vật thủy sản làm ảnh hưởng đến sự phát triển của động vật thủy sản.

Các chất kháng khuẩn từ Thảo dược được xem như là một phương án thay thế hiệu quả cho kháng sinh. Hoàng liên được biết đến như là một trong những thảo dược hàng đầu về kháng khuẩn, tăng miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh.

I. Đặc điểm thực vật

 

Hoàng liên (Coptis- Rhizoma Coptidis) là thân rễ của nhiều loại Hoàng liên chân gà như Coptis chinensis Franch.,Coptis teeta Wall., Coptis deltoidea… thuộc họ Hoàng liên-Ranunculaceae.[1]

 

 

Hoàng liên là cây thảo, sống nhiều năm, cao chừng 15-35 cm. Lá ọc sole, mọc từ thân rễ lên. Bộ phận dùng là thân rễ (Coptis Rhizoma) có nhiều đốt khúc khủy và phân nhiều nhánh trông giống hình chân gà nên gọi là Hoàng liên chân gà. [1]

Ngoài Hoàng liên chân gà còn có một số loại Hoàng liên khác như Hoàng liên gai (Berberis wallichiana DC họ Hoàng liên gai-Berberidaceae), Hoàng liên gai (Mahonia bealii Carr họ Hoàng liên gai- Berberidaceae). Thổ hoàng liên (Thalictrum foliosum DC., họ Hoàng liên-Rannunculaceae).[1,2].

II. Thành phần hóa học

Thân rễ hoàng liên chưa rất nhiều alcaloid (5-8%) trong đó chủ yếu là berberin, ngoài ra còn có worenin, coptisin, palmatin, jatrorrhizin, magnoflorin. Ngoài ra trong Hoàng liên còn có acid hữu cơ như acid Ferulic.

Hàm lượng alcaloid trong Hoàng liên thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng và thời tiết. Hàm lượng cao nhất trong rễ vào khoảng tháng 9-10.[1]

 
Hình: Thành phần hóa học của Hoàng liên

III. Cơ chế tác dụng

Berberine được dùng như một hoạt chất kháng khuẩn từ xa xưa bởi vì có khả năng kháng nhiều loại vi sinh vật khác nhau như virus, vi khuẩn, nấm và protozoans. Cơ chế kháng vi sinh vật của Berberine vẫn chưa được hiểu rõ tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chứng minh được phần nào cơ chế tác động của Berberine như ức chế sự hoàn thiện protein cũng như giải phóng tác nhân gây viêm của virus cúm; ức chế protein phân chia tế bao vi khuẩn FtsZ, ức chế Aspergillus spp thông qua quá trình sinh tổng hợp ergosterol, ...

Berberine được đánh giá là chất kháng oxy hóa mạnh. Trong các thí nghiệm ABTS, DPPH, Berberine có khả năng đánh bắt các gốc tự do cho hiệu quả rõ rệt, ngoài ra còn bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân oxy hóa. [7]

Hình: Berberine - Loại thuốc từ thiên nhiên

IV. Công dụng

D.V Lebedev đã thí nghiệm và chứng minh Hoàng liên có tác dụng chống Staphylococus areus, Streptococus, thương hàn, ly, lao …[2]

Dịch Berberin clorid trên ống nghiệm có tác dụng ức chế Streptococcus hemolyticus, Vibrio cholerae ở độ pha loãng (1:32.000), nồng độ (1:16.000) đối với Staphylococus areus, nồng độ (1:8.000)đối với Streotoccocus virideus, Shigella dysenteriae.[1]

Đối với tiêu hóa: Hoàng liên có tác dụng giúp tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, ruột, lỵ.[2]

Berberin rất ít độc, một phần sẽ bài tiết qua nước tiểu, một phần bị phân hủy trong cơ thể.[2]

Trong y học Hoàng liên được ứng dụng để chữa lỵ amip và lý trực khuẩn, chữa viêm dạ dày, ruột, đau mắt đỏ, viêm tai giữa có mủ, chữa mụn nhọt, nhiễm khuẩn…

V. Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Theo nghiên cứu của MOU Shao-Xia, ZHOU Xia, PENG Yao-Zong and LI Xue-Gang vào năm 2015 về khả năng tăng cường miễn dịch và chống lại vi khuẩn Aeromonas Hydrophyla trên cá trắm cỏ cho thấy tác dụng rất tốt của hoàng liên trong nuôi trồng thủy sản. Cụ thể thí nghiệm: Cá được cho ăn khẩu phẩn ăn chứa 1; 0,5; 0,25; 0,1; 0% bột Hoàng liên và 0,05% Berberin HCl trong 28 ngày. Sau đó cá được gây cảm nhiễm với Aeromonas hydrophyla. Kết quả cho thấy sau 14 gây cảm nhiễm tỷ lệ sống các thí nghiệm cho ăn bột Hoàng liên và Berberin cao hơn hẳn so với lô đối chứng không cho ăn Berberin. Tỷ lệ sống ở thí nghiệm cho ăn 0,5% bột Hoàng liên là cao nhất với tỷ lệ sống tăng tới 44% so với lô không cho ăn.[3]

Một nghiên cứu tác động kháng khuẩn của Berberin HCl trên cá cho thấy Berberin HCl có thể chống lại Aeromonas hydrophila, Pseudomonas fluorescens, Vibrio vulnificus, Edwardsiella ictaluri, Escherichia coliStreptococcus agalactiae với các nồng độ > 500, > 500, > 500, 300, 400 và 100 ppm.[4]

Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBCs) của Berberine hydrochloride đối với E. coli, E. ictaluriS. agalactiae là 300–500 μg mL -1.[4]

Một nghiên cứu thử nghiệm Berberin HCl trên cá rô phi sông Nil. Cá được chia làm 5 lô thử nghiệm với các khẩu phần ăn chứa lần lượt 0;1;3;6;9g/kg thức ăn. Cá được kiểm tra ở thời điểm 4 tuần và 8 tuần sau cho ăn. Hoạt động của enzyme lysozyme và Peroxidase cao hơn nhiều so với lô khẩu phẩn ăn không có Berberin HCl. Cao nhất ở lô có khẩu phần ăn 1g/kg thức ăn. Hoạt động mạnh của 2 enzyme chứng tỏ khả năng miễn dịch của cá được tăng cường. Giúp cá phòng chống lại các tác nhân gây bệnh. [5]

Lysozyme, hay còn được gọi là muramidase hoặc N-acetylmuramide glycanhydrolase là một loại enzyme kháng khuẩn được sản xuất bởi động vật, giúp làm nên một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh.

Peroxidase là enzyme tham gia vào nhiều quá trình sinh học khác nhau. Nó góp một phần vào khả năng phòng chống mầm bệnh.

Cũng với thí nghiệm trên, cá đã được cảm nhiễm với vi khuẩn Streptococcus Agalactiae (vi khuẩn gây bệnh phù mắt và xuất huyết) kết quả sau 15 tỷ lệ sống ở các lô thí nghiệm 0;1;3;6;9 Berberin HCl g/kg thức ăn lần lượt 25, 74, 52, 44, 39 %. Berberin với tỷ lệ 1g/kg thức ăn cho thấy tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều so với lô đối chứng.[5]

Trong một thử nghiệm khác của nhóm tác giả Wei-Na Xu, Dan-Hong Chen, Qing-Qing Chen, Wen-Bin Liu, đánh giá khả năng tăng trưởng đáp ứng miễn dịch, khả năng kháng bệnh của các tráp sau 8 tuần. Chế độ ăn 50mg/kg Berberin HCl đã cho thấy cá tăng trọng nhanh hơn, chỉ số FCR giảm, các chỉ số huyết học có lợi như HDL-C, LDL-C cũng tăng, hoạt động của enzyme Lysozyme tăng, các chất gây stress oxy hóa như MDA (meladialdehyde), LOP (lipid peroxide) giảm so với chế độ ăn tương tự không có Berberin HCl. Tỷ lệ chết giảm từ 80% xuống còn 50% khi gây cảm nhiễm với Aeromonas hydrophila sau 96h.[6]

 

Nhìn chung cây Hoàng liên đã được nghiên cứu nhiều và ứng dụng nhiều trong y học cũng như nuôi trồng thủy sản. Nó cho thấy tính hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tăng cường các yếu tố miễn dịch để phòng ngừa, điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đây là một hướng tích cực góp phần ngăn ngừa hiện tượng sử dụng kháng sinh không hợp lí hiện nay.

 

VI: Sản phẩm GATONIC plus

TINH CHẤT THẢO DƯỢC  - KHÁNG KHUẨN TỰ NHIÊN

PHÒNG VÀ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỄM KHUẨN TRÊN THỦY SẢN


 

http://vibo.com.vn/vn/gatonic-pro.html

http://vibo.com.vn/vn/gatonic-plus.html

1. Thành phần của GATONIC pro

- Tinh chất Hoàng liên

- Tinh chất Tỏi

- Acid hữu cơ

2. Ưu điểm của GATONIC pro

- Kháng sinh thảo dược tự nhiên, ít ảnh hưởng đến gan tụy, đường ruột cá/tôm khi điều trị.

- Ức chế nhiều loại vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật gây bệnh cho cá/tôm.

- Ổn định đường ruột, giúp hấp thu nhanh dinh dưỡng.

- Tăng cường chức năng đường ruột, gan tụy.

- Ngăn chặn bệnh đường ruột, phân lỏng, phân trắng, đứt khúc đường ruột,…

- Tăng cường hiệu quả các nhóm thuốc xổ, kháng sinh.

- Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch tự nhiên của cá/tôm.

- Hạn chế kháng thuốc, tồn lưu kháng sinh.

- An toàn và thân thiện môi trường.

3. Công dụng sản phẩm

- Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gan và phân trắng trên cá/tôm.

- Giúp hỗ trợ điều trị bệnh đứt ruột, phân lỏng do sự tác động của vi khuẩn gây bệnh EMS, giúp cá/tôm mau hồi phục sức khỏe.

- Dùng để phòng bệnh gan và phân trắng trong suốt quá trình nuôi tốt nhất.

- Cung cấp acid amin thiết yếu giúp cá/tôm tăng cường sức đề kháng.

- Hỗ trợ điều trị một số bệnh đường ruột.

- Giảm vi khuẩn có hại, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp phát triển tốt, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.

- Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, ruột, giúp khỏe, phát triển tốt.


* Thông tin tham khảo:

1. Phạm Thanh Kỳ (2015). Dược liệu học,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam,XII, Nhà xuất ban Y học.

3. MOU Shao-Xia, ZHOU Xia, PENG Yao-Zong and LI Xue-Gang (2015).Effect of fibrous rôt of Coptis Chinensis franch and berberin on the non-specific immunity and resistance against Aeromonas hydrophila infection in Grass carp. School of Pharmaceutical Science, 39(2).

4. Defeng Zhang, Aihua Li1, Jun Xie & Cheng Ji (2010). In vitro antibacterial effect of berberine hydrochloride and enrofloxacin to fish pathogenic bacteria. Aquaculture Research, 41, 1095-1010.

5. Hien Van Doana,b, Seyed Hossein Hoseinifarc, Sanchai Jaturasithaa,b, Mahmoud A.O. Dawoodd,Ramasamy Harikrishnan (2020). The effects of berberine powder supplementation on growth performance, skin mucus immune response, serum immunity, and disease resistance of Nile tilapia (Oreochromis niloticus) fingerlings. Elsevier(Aquaculture),520(734927).

6. Wei-Na Xu, Dan-Hong Chen, Qing-Qing Chen, Wen-Bin Liu (2017). Growth performance, innate immune responses and disease resistance of fingerling blunt snout bream, Megalobrama amblycephala adapted to different berberine-dietary feeding modes, Fish and Shellfish Immunology, Elisever.

7. Shirwaikar, A., et al., In vitro antioxidant studies on the benzyl tetra isoquinoline alkaloid berberine. Biol Pharm Bull, 2006. 29(9): p. 1906-10.

Phòng marketing và hỗ trợ kỹ thuật Công ty VIBO

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

15 THG03

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ BỆNH TÔM THUỶ TINH (TPD) TRÊN TÔM

Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm
31 THG01

QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm và quy trình phòng và trị hiệu quả.


22 THG01

5 yêu cầu kỹ thuật không thể bỏ qua khi nuôi tôm nước ngọt

Cách nuôi tôm trong ao nước ngọt một cách hiệu quả và bền vững, từ việc chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước, đến thu hoạch tôm.


15 THG01

Bí quyết chăn nuôi dê mùa đông hiệu quả cho người trong ngành

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông, giúp người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh hiệu quả.


15 THG01

Chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ: Những điều cần lưu ý để tối ưu hóa lợi nhuận

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về ngành chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ tại Việt Nam, từ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giống lợn, đến khả năng sản xuất và cung ứng giống lợn.
20 THG12

Cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả

Sứa nước là một loài sinh vật gây hại trong ao nuôi tôm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bà con các cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả.


13 THG12

Lợi ích bất ngờ của muối đối với con tôm

Muối là một nguyên liệu quan trọng trong nuôi tôm, mang lại nhiều lợi ích cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.
13 THG12

Tôm cần bổ sung gì khi lột xác?

Quá trình lột xác là một giai đoạn quan trọng trong vòng đời của tôm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tôm lột xác khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng.


13 THG12

Cách khắc phục hiện tượng cá nổi đầu hiệu quả nhất trong thời gian ngắn

Cá nổi đầu là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về hiện tượng này, cũng như cách khắc phục hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn


13 THG12

Bật mí cách phòng, chống bệnh do vi khuẩn trên cá biển đơn giản mà hiệu quả

Bệnh do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá biển. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, chống các bệnh do vi khuẩn trên cá biển.