Kiến Thức Chuyên Sâu

03 THG12

CÔNG NGHỆ ĐÔNG KHÔ TRONG SẢN XUẤT CÁC CHỦNG PROBIOTIC TẠI NHÀ MÁY CÔNG NGHỆ SINH HỌC VIBO

Trong quá trình sản xuất các chế phẩm probiotic ngoài việc kiểm soát quy trình lên men nhằm thu nhận sinh khối vi khuẩn với tỷ lệ sống và mật độ cao nhất thì yếu tố quyết định lớn nhất đến hiệu quả chất lượng của sản phẩm là việc áp dụng công nghệ tinh chế để thu nhận sinh khối vi khuẩn sau khi kết thúc quá trình lên men như lọc, ly tâm, sấy hoặc đông khô nhằm mục đích gia tăng tỷ lệ sống sót của các chủng vi sinh và duy trì hoạt tính của các chủng. Trong đó, sấy là một công đoạn quan trọng để thu nhận sinh khối tế bào vi sinh.


18 THG10

ỨNG DỤNG ĐẶC ĐIỂM SINH BÀO TỬ CỦA BACILLUS.SP ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ XỬ LÝ NƯỚC VÀ SẢN XUẤT CHẾ PHẨM VI SINH PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ NTTS

Bacillus thuộc trực khuẩn Gram dương, di động (2-3 × 0,7-0,8 µm), có khả năng sinh nội bào tử ở trung tâm (1,5-1,8 × 0,8 µm).


22 THG09

ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA VI KHUẨN KHỬ PHÈN TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Trong ao nuôi nếu pH thấp do nguyên nhân phèn là vấn đề lớn gây tổn thất, đây là điều không tránh khỏi do Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng đất có tỉ lệ nhiễm phèn cao. Do vậy tìm được giải pháp an toàn cho vật nuôi và mang tính ổn định cho môi trường nuôi thủy sản đòi hỏi người nuôi và các nhà khoa học cũng như các nhà sản xuất cần hợp tác tìm được giải pháp hữu hiệu.


31 THG08

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ LỌC TIẾP TUYẾN VÀO SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC DẠNG LỎNG

Phương pháp lọc tiếp tuyến thường được áp dụng như là bước đầu tiên để thu hoạch các sản phẩm sinh học như sinh khối vi sinh, protein tái tổ hợp, enzym, kháng sinh, axit hữu cơ do vi sinh vật tạo ra,…


23 THG06

ỨNG DỤNG ENZYM NGOẠI BÀO TỪ VI SINH VẬT HỮU ÍCH ĐỂ ỨC CHẾ TÍN HIỆU QUORUM SENSING CỦA VI KHUẨN GÂY BỆNH

Trong vòng ba thập kỷ trở lại đây, các nhà khoa học đã khám phá ra quá trình “quorum sensing” như là một quá trình giao tiếp ở thế giới vi khuẩn, trong đó việc tổng hợp và dò tìm một loại phân tử tín hiệu thực hiện điều hòa việc biểu hiện gen. Quá trình này được chứng minh là có liên quan trực tiếp đến sự biểu hiện gen mã hóa các yếu tố độc lực ở một số loài vi khuẩn gây bệnh trên động vật thủy sản, ví dụ như Vibrio harveyi, V. parahaemolyticus, Aeromonas hydrophila, Edwardsiella tarda, Edw. ictaluri. Vì vậy có thể phát triển các phương pháp kiểm soát dịch bệnh thông qua việc phân hủy phân tử tín hiệu tiết ra bởi vi khuẩn gây bệnh


28 THG05

ỨNG DỤNG VI KHUẨN KHỬ LƯU HUỲNH ĐỂ GIẢM KHÍ ĐỘC H2S TRONG NUÔI TÔM-CÁ

Trong tự nhiên, vi khuẩn quang hợp là vi khuẩn có khả năng hấp thu các hợp chất chứa lưu huỳnh dạng vô cơ và hữu cơ trong đó có H2S. Khí H2S là một loại khí độc hại, có mùi trứng thối, được hình thành từ quá trình phân hủy vật chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Khí độc này kết hợp với Hemoglobin và ngăn cản vận chuyển oxy trong máu, khiến tôm, cá không có đủ lượng oxy cần thiết. Để hạn chế tối đa sự hình thành và tích lũy H2S trong ao, giải pháp giảm lượng thức ăn cung cấp cũng như tăng sục khí đáy ao nuôi tôm, cá đã được ứng dụng. Ngoài ra sử dụng vi khuẩn khử lưu huỳnh để làm giảm khí độc H2S cũng đã được thực hiện. Trên thị trường hiện nay đã có những chế phẩm vi sinh PSB chứa các loại vi khuẩn hữu ích dạng này. Những chế phẩm này thường có màu đỏ tía là màu đặc trưng của nhóm. Với khả năng tăng trưởng nhanh, khi bón vào ao nuôi chúng sẽ hấp thu các chất hữu cơ chứa lưu huỳnh ở nhiều dạng khác nhau (H2, H2S hay S…), vì vậy đáy ao sẽ được làm sạch và không gây tổn hại đến vật nuôi.