Bổ sung vi sinh có lợi: Bí quyết giúp ao nuôi thủy sản phát triển bền vững

11 THG11
234 lượt xem

Bổ sung vi sinh có lợi: Bí quyết giúp ao nuôi thủy sản phát triển bền vững

Ngày nay, vi sinh đã trở nên phổ biến hơn với người nuôi ngành thủy sản. Với tốc độ phát triển như hiện nay, tình hình dịch bệnh diễn biến có phần phức tạp hơn. Vì vậy, việc bổ sung các loại vi sinh có lợi là điều rất cần thiết để hỗ trợ ao nuôi, tránh các tổn thất không đáng có.

 

Vi sinh vật có lợi rất tốt cho ao nuôi

Vi sinh vật có lợi rất tốt cho ao nuôi

 

Vi sinh vật có lợi rất tốt cho ao nuôi

Vi sinh (hay vi sinh vật) là các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân sơ hoặc nhân thực, có kích thước rất nhỏ và thường chỉ quan sát được qua kính hiển vi, bao gồm cả vi khuẩn, virus, nấm, tảo và nguyên sinh động vật và có vai trò có lợi hoặc có hại đối với sinh vật khác hay môi trường.

 

Vi sinh vật có lợi trong ao nuôi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc:

1. Phân hủy các chất hữu cơ: Thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn,… được gọi chung là chất hữu cơ tồn tại trong nước ao tôm. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, Enzyme do vi sinh vật tiết ra giúp phân cắt các chất hữu cơ như Carbonhydrate, chất béo và đạm thành những đơn vị nhỏ hơn cho vi sinh vật phân hủy, giúp làm sạch nước, tạo chất lượng nước thích hợp cho tôm tăng trưởng.

2. Xử lý và giảm chất độc NH3, NO2, H2S: Trong điều kiện kỵ khí của đáy ao sinh ra H2S hoặc trong quá trình phân hủy tự nhiên của các chất hữu cơ trong ao sinh ra NH3 và NO2, các chất này được gọi chung là “Khí độc”. Khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm, chúng sẽ thực hiện các chức năng như:

   - Tăng quá trình phân hủy, giảm các chất tích tụ dưới đáy ao, hạn chế sinh ra khí độc.

   - Thúc đẩy quá trình chuyển hóa hoàn toàn, tạo ra dạng không gây độc cho tôm.

3. Cạnh tranh môi trường và ức chế các vi sinh vật có hại gây bệnh cho tôm: Việc kiểm soát hệ vi sinh vật có lợi trong ao với cơ chế cạnh tranh dinh dưỡng và môi trường sống, sẽ dần ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn.

4. Ổn định hệ đường ruột: Một số chủng vi sinh vật được nghiên cứu về sự tồn tại của chúng trong hệ đường ruột tôm, giúp ổn định hệ đường ruột, tăng khả năng hấp thu thức ăn và hạn chế được các bệnh đường ruột trên tôm như: Phân trắng, phân lỏng, đường ruột gấp khúc…

5. Kích thích tảo có lợi phát triển, tạo màu nước: Một số nghiên cứu và ứng dụng đã chứng minh rắng “Sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm” sẽ hữu ích trong việc kích thích sự phát triển của một số loại tảo có lợi như: Tảo khuê, tảo lục, và hạn chế được sự phát triển của tảo có hại như: Tảo lam, tảo giáp, tảo mắt. Khi tảo khuê phát triển sẽ tạo ra màu nước ổn định (màu trà nhạt) thích hợp cho sự phát triển của tôm.

 

Ao nuôi nào cũng cần có hệ vi sinh vật có lợi. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Ao nuôi nào cũng cần có hệ vi sinh vật có lợi. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

 

Cơ chế hoạt động của vi sinh

Khi các vi sinh vào trong nước chúng có khả năng chuyển hóa các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo thành CO2 và nước. Đồng thời các nhóm vi sinh vật cũng chuyển hóa các chất khí độc như NH3, NO2 thành các chất không độc như NH4, NO3…

 

Người nuôi nên chọn chủng vi sinh vật như thế nào để mang lại hiệu quả cho ao?

Thứ nhất, cần nên lựa chọn và bổ sung đúng chủng và đúng loại cho từng vấn đề của ao tôm. Ví dụ, nếu ao nuôi có nhiều khí độc, cần bổ sung các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy khí độc. Nếu ao nuôi có nhiều tảo lam, cần bổ sung các chủng vi sinh vật có khả năng tiêu diệt tảo lam.

Thứ hai, nên kiểm soát và bổ sung hệ vi sinh vật phù hợp ngay từ đầu vụ và định kỳ để xử lý bùn đáy ao, ổn định nồng độ NH3/NO2, đồng thời cải thiện hệ vi sinh có lợi trong nền đáy ao giảm sự phát triển của vi sinh và ký sinh trùng có hại.

Vi khuẩn trong bất cứ ao nuôi mới nào cũng cần bổ sung tăng cường, cũng như trong ao bắt đầu một vụ mùa mới và trong ao sau khi bảo trì. Do đó, người nuôi cần nên tìm hiểu thêm các cách bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thường xuyên, đúng cách để mang lại hiệu quả cao.

 

Vi sinh hỗ trợ đường ruột cho tôm

Vi sinh hỗ trợ đường ruột cho tôm

 

Lợi ích khi bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản

Bổ sung vi sinh có lợi cho ao nuôi thủy sản mang lại nhiều lợi ích thiết thực, cụ thể như:

1. Giảm thiểu dịch bệnh: Vi sinh vật có lợi giúp cạnh tranh môi trường sống và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại, từ đó góp phần giảm thiểu dịch bệnh cho thủy sản.

2. Tăng năng suất: Vi sinh vật có lợi giúp phân hủy chất hữu cơ, giảm khí độc, cải thiện chất lượng nước, tạo môi trường thuận lợi cho thủy sản phát triển, từ đó giúp tăng năng suất.

3. Giảm chi phí: Bổ sung vi sinh vật có lợi giúp giảm chi phí xử lý nước, chi phí thuốc phòng bệnh, từ đó giúp tiết kiệm chi phí cho người nuôi.

 

Kết luận

Bổ sung vi sinh có lợi là giải pháp hiệu quả giúp ao nuôi thủy sản phát triển bền vững, giảm thiểu dịch bệnh, tăng năng suất, giảm chi phí. Người nuôi cần lựa chọn và bổ sung vi sinh vật phù hợp cho ao nuôi để mang lại hiệu quả cao.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

15 THG03

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ BỆNH TÔM THUỶ TINH (TPD) TRÊN TÔM

Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm
31 THG01

QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm và quy trình phòng và trị hiệu quả.


22 THG01

5 yêu cầu kỹ thuật không thể bỏ qua khi nuôi tôm nước ngọt

Cách nuôi tôm trong ao nước ngọt một cách hiệu quả và bền vững, từ việc chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước, đến thu hoạch tôm.


15 THG01

Bí quyết chăn nuôi dê mùa đông hiệu quả cho người trong ngành

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông, giúp người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh hiệu quả.


15 THG01

Chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ: Những điều cần lưu ý để tối ưu hóa lợi nhuận

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về ngành chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ tại Việt Nam, từ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giống lợn, đến khả năng sản xuất và cung ứng giống lợn.
20 THG12

Cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả

Sứa nước là một loài sinh vật gây hại trong ao nuôi tôm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bà con các cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả.


13 THG12

Lợi ích bất ngờ của muối đối với con tôm

Muối là một nguyên liệu quan trọng trong nuôi tôm, mang lại nhiều lợi ích cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.
13 THG12

Tôm cần bổ sung gì khi lột xác?

Quá trình lột xác là một giai đoạn quan trọng trong vòng đời của tôm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tôm lột xác khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng.


13 THG12

Cách khắc phục hiện tượng cá nổi đầu hiệu quả nhất trong thời gian ngắn

Cá nổi đầu là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về hiện tượng này, cũng như cách khắc phục hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn


13 THG12

Bật mí cách phòng, chống bệnh do vi khuẩn trên cá biển đơn giản mà hiệu quả

Bệnh do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá biển. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, chống các bệnh do vi khuẩn trên cá biển.