ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

13 THG13
2560 lượt xem

 

1. GIỚI THIỆU ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo (Chinese caterpillar fungus), còn gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng hay đông trùng thảo, là một loại đông dược quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensic (thuộc nhóm Ascomycetes) trên cơ thể sâu Hepialus fabricius. Phần dược tính của đông trủng hạ thảo đã được chứng minh là do các chất chiết xuất từ nấm Cordyceps sinensic.

Tên gọi "đông trùng hạ thảo" là xuất phát từ quan sát thực tế khi thấy vào mùa hè nấm Cordyceps sinensic mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.

Riêng tên “Đông trùng hạ thảo” được ghi chép là vị thuốc xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn “Bản thảo cương mục” vào đời nhà Minh của danh y Lý Thời Trân (năm 1575), Đông Trùng Hạ Thảo được xếp ngang với nhân sâm về công năng chữa bệnh – thuộc vào loại toàn diện nhất.

 

 
Hình: Quả thế nấm Cordyceps militaris ngoài tự nhiên
 

                   

Hình: Quả thế nấm Cordyceps militaris trong nuôi cấy nhân tạo

 

Có hơn 400 phân loài Cordyceps đã tìm thấy và mô tả, tuy nhiên chỉ có khoảng 36 loài được nuôi trồng trong điều kiện nhân tạo để sản xuất quả thể (Wang, 1995; Sung, 1996; Li et al, 2006). Trong số những loài này, chỉ có loài C. militaris đã được trồng ở quy mô lớn do nó có dược tính rất tốt và có thời gian sản xuất ngắn (Li et al, 2006). Quả thể của nấm Cordyceps militaris dùng làm thực phẩm, dùng trong các món hầm, súp, trà... ở các nước Đông Nam Á như Hongkong, Đài Loan, Trung Quốc. Lượng an toàn ít hơn 2.5 g/kg thể trọng (Che et al, 2003). Quả thể và sinh khối nấm cũng được sử dụng làm thuốc và bồi bổ sức khỏe như nước uống, viên nhộng, rượu, dấm, trà, yogurt, và nước chấm (Wang et al, 2006). Các loại thuốc từ nấm này dùng duy trì chức năng thận, phổi, chống lão hóa, điều hòa giấc ngủ, viêm phế quản mãn tính. Hiện có hơn 30 loại sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ C. militaris trên thi ̣ trường.

THÀNH PHẦN TRONG NẤM ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO Cordycep militaris2.

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 đến 19 loại acid amin khác nhau, có D-mannitol, có lipid, có nhiều nguyên tố vi lượng (Na, K, Ca, Mg, Al, Mn, Cu, Zn, Bo, Fe... trong đó cao nhất là phospho). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang khám phá dần, nhờ tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất trong đông trùng hạ thảo có giá trị dược liệu thần kỳ. Trong đó phải kể đến là cordiceptic acid, cordycepin, adenosine, hydroxyl-ethyl-adenosine…

Trong đó nấm C. militaris chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học đã đươc nghiên ̣cứu ly trích và đánh giá. Adenosine và Cordycepin là hai hơp chất có dươc tính cao và chiếm hàm lượng cao của nấm C. militaris. Adenosine chiếm 0,18% trong quả thể và 0,06% trong sinh khối nấm. Đối với hơp chất cordycepin, trong quả thể có hàm lượng cao gấp 3 lần so với sinh khối (0,97% so với 0,36%) (Hur, 2008).

 
 

3. MỘT SỐ TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA C. militaris

Các nghiên cứu y học và dược học đã chứng minh C. militaris có nhiều hoạt tính sinh học quan trọng như gồm điều hòa miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ hệ thần kinh, gan và thận…

C. militaris có hoạt tính chống oxy hóa. Cao nước từ các nguồn khác nhau của C. militaris tự nhiên và sợi nấm Cordyceps nuôi cấy được phân tích về các hoạt tính kháng oxy hóa bằng cách sử dụng ba phương pháp kiểm tra khác nhau, thử nghiệm xanthine oxidase, cảm ứng thử nghiệm tán huyết và thử nghiệm peroxide hóa lipid. Kết quả cho thấy Cordyceps có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh mẽ trong tất cả thí nghiệm. Polysaccharide tan trong nước CPSI, một glucomannogalactan với các thành phần monosaccharide của glucose, mannose và galactose, được cô lập từ C. militaris đã cho thấy hoạt tính chống oxy hóa in vitro, bao gồm hiệu quả bắt gốc tự do hydroxyl, năng lực khử và hoạt tính tạo phức với Fe2+.

Các chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào gan khỏi các gốc oxy hóa tự do. Một nghiên cứu năm 2013 được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả bảo vệ gan của Cordycepin trên mô hình gây độc gan chuột bằng cồn cho thấy bổ sung Cordycepin trong khẩu phần ăn của chuột có tác dụng bảo vệ tế bào gan khỏi tác hại của cồn. Với đối chứng là sylimarin, một trong những chất có hiệu qua cao trong việc bảo vệ gan, có thể kết luận Cordycepin là chất có tiềm năng trong việc bảo vệ và phục hồi hư tổn ở tế bào gan[1]. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy C. militaris làm tăng hiệu quả chức năng gan. Nó giúp tăng cường tế bào hữu cơ, khả năng miễn dịch, cải thiện chức năng gan và ức chế xơ gan. C. militaris có khả năng làm giảm đáng kể chứng xơ gan và thúc đẩy sự suy thoái của collagen. Polysaccharide của C. militaris tác động lên sự xơ hóa gan và ức chế sự hoạt hóa tế bào hình sao và sự biểu hiện TGF-β1.

Cao chiết C. militaris và các thành phần được cô lập có thể ức chế và tăng cường các khía cạnh khác nhau của hệ miễn dịch, được gọi là điều hòa miễn dịch. Khả năng điều hòa miễn dịch giúp cho việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả các bệnh gây ra do suy giảm miễn dịch. Hoạt tính của hợp chất được cô lập từ Cordyceps có hiệu quả trong việc điều hòa miễn dịch, trong đó bao gồm mitogenicity và hoạt hóa các tế bào miễn dịch, chẳng hạn như phản ứng tăng sinh lympho, hoạt hóa tế bào giết tự nhiên, phytohaemagglutinin (PHA) kích thích IL-2 và sản xuất TNF-α... Hiệu quả điều trị của Cordyceps, như ngăn chặn các bệnh miễn dịch và dị ứng, kết hợp với các hiệu quả điều hòa miễn dịch. Một nghiên cứu cho thấy rằng các thành phần khác nhau của polysaccharide từ Cordyceps giúp tăng cường phản ứng miễn dịch, chỉ số lách, tuyến ức, chức năng thực bào của các tế bào thực bào.

Cordymin, một peptide được tinh sạch từ C. militaris được tìm thấy có hoạt tính kháng các cytokine làm giảm mức độ nghiêm trọng của các phản ứng viêm. Cordymin-2 và cordymin-4 cho thấy khả năng ức chế tương ứng 53% và 73% . Liu và cộng sự (2011) đã chứng minh khả năng bảo vệ hệ thần kinh của sợi nấm C. militaris ức chế thông qua một mô hình chống viêm trên chuột. Các phân đoạn chloroform và n-butanol của cao chiết methanol từ C. militaris được khảo sát về hoạt tính chống viêm. Thử nghiệm cao chiết cho thấy liều ức chế phụ thuộc việc tăng cường sản xuất các chất trung gian gây viêm như oxit nitric (NO) thông qua việc giảm cảm ứng biểu hiện tổng hợp NO.

Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy Cordyceps có khả năng làm tăng tổng hợp năng lượng sinh học ATP. Việc tăng tổng hợp ATP trong tế bào giúp cho khả năng sử dụng năng lượng hợp lý và cải thiện cơ chế cân bằng nội sinh, do đó làm cho việc sử dụng oxy hiệu quả hơn.Sự hiện diện của adenosine, cordycepin, acid cordycepic, D-mannitol, polysaccharides, vitamin và nguyên tố vi lượng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả như trên. Các tính chất này giúp tăng cường thể chất, tăng sức chịu đựng và chống mệt mỏi.

**Tài liệu tham khảo: Cha, J.Y., et al., Protective effect of cordycepin-enriched Cordyceps militaris on alcoholic hepatotoxicity in Sprague-Dawley rats. Food Chem Toxicol, 2013. 60: p. 52-7.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

15 THG03

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ BỆNH TÔM THUỶ TINH (TPD) TRÊN TÔM

Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm
31 THG01

QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm và quy trình phòng và trị hiệu quả.


22 THG01

5 yêu cầu kỹ thuật không thể bỏ qua khi nuôi tôm nước ngọt

Cách nuôi tôm trong ao nước ngọt một cách hiệu quả và bền vững, từ việc chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước, đến thu hoạch tôm.


15 THG01

Bí quyết chăn nuôi dê mùa đông hiệu quả cho người trong ngành

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông, giúp người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh hiệu quả.


15 THG01

Chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ: Những điều cần lưu ý để tối ưu hóa lợi nhuận

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về ngành chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ tại Việt Nam, từ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giống lợn, đến khả năng sản xuất và cung ứng giống lợn.
20 THG12

Cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả

Sứa nước là một loài sinh vật gây hại trong ao nuôi tôm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Bài viết này sẽ chia sẻ với bà con các cách diệt sứa nước trong ao nuôi tôm hiệu quả.


13 THG12

Lợi ích bất ngờ của muối đối với con tôm

Muối là một nguyên liệu quan trọng trong nuôi tôm, mang lại nhiều lợi ích cho tôm, giúp tôm khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh.
13 THG12

Tôm cần bổ sung gì khi lột xác?

Quá trình lột xác là một giai đoạn quan trọng trong vòng đời của tôm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết sẽ giúp tôm lột xác khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh chóng.


13 THG12

Cách khắc phục hiện tượng cá nổi đầu hiệu quả nhất trong thời gian ngắn

Cá nổi đầu là hiện tượng thường gặp trong nuôi trồng thủy sản, có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chi tiết về hiện tượng này, cũng như cách khắc phục hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn


13 THG12

Bật mí cách phòng, chống bệnh do vi khuẩn trên cá biển đơn giản mà hiệu quả

Bệnh do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá biển. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, chống các bệnh do vi khuẩn trên cá biển.