- Địa chỉ: Lô số 20, Khu G, Đường D1, KCN An Hạ, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP.HCM
- Điện thoại: (84-28) 668.36156 / 668.36158
- Hotline: 1800.9435
- Fax: (84-28) 3620.4694
- Email: vibo@vibo.com.vn
- Website https://vibo.com.vn/
1. TÁC NHÂN
Sán lá đơn chủ 16 mốc (Dactylogyrus) gây hại nhiều ở động vật thủy sản, chúng sử dụng giác bám để bám vào các tia mang của cá, gây ảnh hưởng đến cá:
- Cá bị mất dinh dưỡng, giảm lượng máu.
- Tạo ra những vết thương ở mang, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Ngăn cản quá trình hô hấp của cá.
2. DẤU HIỆU
Cá bị sán lá mang thường có những dấu hiệu sau:
- Cá thường bị rộ.
- Bơi thành cục, thường tập trung ở đầu bọng cấp nước.
- Cá hao rải rác.
- Mang cá thường tiết nhiều nhớt đỏ bầm hay bị trắng, tia mang có thể bị tưa hay bị ăn mòn.
3. MÙA VỤ
- Sán lá phát triển mạnh vào mùa mưa, nước đổ, ao nước dơ. Nhiệt độ thích hợp để sán lá phát triển là 22-28oC.
- Chu kỳ phát triển trong vòng 4 ngày ấu trùng sẽ phát triển đến 10 ngày trở thành con trưởng thành, vòng đời từ 13 đến 19 ngày tuỳ vào loại sán lá.
4. PHÒNG VÀ XỬ LÝ SÁN LÁ
a. Giải pháp phòng
- Vệ sinh ao kỹ trước khi thả cá.
- Cho ăn thức ăn đủ lượng và chất.
- Kiểm tra ký sinh định kỳ 7 ngày/lần trong suốt quá trình nuôi.
- Định kỳ xử lý VB-EM new để kiểm soát khí độc và hữu cơ trong ao.
b. Giải pháp xử lý bệnh
Do sán lá thường nằm ký sinh trên mang nên phải xử lý kết hợp, vừa tạt vừa cho ăn xổ mới đạt hiệu quả tối ưu.
* Lưu ý:
- Trong thời gian xử lý ký sinh nên giảm mồi còn 60-70% lượng thức ăn hàng ngày.
- Sau khi xử lý ký sinh nên cho ăn 1kg VB12 pro+ 1 lít VB-FERA new/15 tấn cá để tăng cường tạo máu cho cá.