- Địa chỉ: Lô số 20, Khu G, Đường D1, KCN An Hạ, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP.HCM
- Điện thoại: (84-28) 668.36156 / 668.36158
- Hotline: 1800.9435
- Fax: (84-28) 3620.4694
- Email: vibo@vibo.com.vn
- Website https://vibo.com.vn/
I. NGUYÊN NHÂN
- Nền đáy ao nhiều chất hữu cơ do sử dụng lại ao cũ hay cải tạo không kỹ (Hình 1).
- Phân tôm thải ra trong quá trình nuôi.
- Quản lý thức ăn không tốt gây dư thừa thức ăn (Hình 2).
- Thời tiết thay đổi thất thường (nắng nóng hoặc mưa kéo dài).
II. CÁC LOÀI TẢO ĐỘC VÀ PHƯƠNG PHÁP NHẬN BIẾT
- Tảo lam (Oscillatoria): Quan sát qua kính hiển vi (Hình 3), quan sát màu nước ao sẽ có màu xanh lam, váng nổi trên mặt nước, nước sẽ có mùi tanh hôi (Hình 4).
- Tảo mắt (Euglenophyta): Quan sát qua kính kiển vi (Hình 5), quan sát nước ao sẽ màu xanh rau má, nổi trên mặt nước, thường trôi trên mặt nước về hướng cuối gió (Hình 6).
- Tảo giáp (Pyrrophyta): Quan sát qua kính hiển vi (Hình 7), quan sát nước ao có màu vàng nâu đậm đến nâu đỏ, pH biến động trong ngày lớn (Hình 8).
III. TÁC HẠI
* Khi tảo độc phát triển quá mức trong ao nuôi tôm sẽ dẫn đến các vấn đề như:
- Tôm dễ mắc các bệnh về đường ruột như lỏng ruột, phân trắng (Hình 9, Hình 10).
- pH trong ao biến động nhiều.
- Dễ rớt tảo làm tăng khí độc NH3, NO2 trong ao.
- Khi ao có tảo giáp phát triển quá mức sẽ gây phát sáng trong ao nuôi.
IV. GIẢI PHÁP PHÒNG BỆNH VÀ XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG
• Ao đất
- Giảm lượng thức ăn trong ao từ 10-15%.
- Có điều kiện nên thay bớt lượng nước mặt ao (tảo nổi trên mặt và trôi dưới gió), sau đó xử lý theo phác đồ như sau.
• Ao bạt
- Thay nước: 30-40% lượng nước ao nuôi.
- Giảm lượng thức ăn: 10-15% lượng thức ăn, sau đó xử lý theo phác đồ sau.
Bản tin kỹ thuật số 01 Dành cho TÔM - Công ty TNHH VIBO
Mời bà con cùng đọc và chia sẻ bản tin nhé!!!