KÝ SINH TRÙNG - NGUY CƠ TIỀM ẨN ĐỂ VI KHUẨN XÂM NHẬP GÂY BỆNH TRÊN TÔM

13 THG13
13758 lượt xem

Với mật độ nuôi tăng nhanh, ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho mầm bệnh – trong đó có ký sinh trùng phát triển mạnh và phát tán nhanh, làm cho tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có biện pháp kiểm soát hữu hiệu. Trong đó, hệ lụy nghiêm trọng nhất là ký sinh trùng tạo điều kiện cho các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột bùng phát gây bệnh trên tôm, đặc biệt là bệnh phân trắng.
Một trong những nguyên nhân gây bệnh, gây bội nhiễm được xác định là ký sinh trùng 2 tế bào garine.

1. Tác nhân và điều kiện gây bệnh:

- Gregarine thuộc lớp trùng hai tế bào: Eugregarinida, ký sinh chủ yếu trong đường ruột tôm.
- Cấu tạo Gregarine ở giai đoạn trưởng thành hay thể dinh dưỡng gồm có 2 tế bào. Tế bào phía trước (Protomerite-P) có cấu tạo phức tạp gọi là đốt trước (Epimerite – E) nó là cơ quan đính của ký sinh trùng và tế bào phía sau (Deutomerite – D).

 

 
Hình 1: Cấu tạo thể dinh dưỡng của ký sinh trùng Gegarine Hình 2: Ký sinh trùng soi trên kính hiển vi Hình 3: Vật chủ trung gian hến, ốc đinh trong ao tôm

*Điều kiện gây bệnh:
- Bệnh thường gặp ở tôm 40-50 ngày tuổi trở lên, thường xuất hiện trong màu nắng nóng, nhiệt độ nước cao, nuôi mật độ dày, cải tạo ao không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Một số trường hợp tôm ao đất khoảng 10 ngày đã phát hiện được bệnh. Trong ao có nhiều vật chủ trung gian: nhuyễn thể hai mảnh vỏ, giun đốt…

2. Biểu hiện và dấu hiệu nhận biết

- Nhiễm kí sinh trùng nhẹ thường không gây hại tôm nhưng khi bị nhiễm nặng tôm sẽ bơi lội chậm chạp, lờ đờ gần mặt nước hoặc tấp mé ao. Dấu hiệu lâm sàng thường là vùng cơ bụng bị đục, tôm lờ đờ và mất phụ bộ. Nhiễm bẩn bề mặt vỏ tôm cũng ảnh hưởng quá trình lột xác.
- Nhiễm trùng kí sinh ở mang có thể gây nên tình trạng thiếu oxy do hạn chế khả năng lấy oxy của mang. Tôm nhiễm kí sinh nặng sẽ chết nhiều nếu Oxy hòa tan xuống thấp.
- Tôm bị nhiễm ký sinh trùng thường có đường ruột ziczac.
- Đốt cuối đuôi có dấu hiệu sưng màu đục hạt gạo.
- Phân trong nhá bã, màu phân nhạt hơn màu thức ăn.
- Tôm ăn yếu, tôm chậm sinh trưởng.

 
Hình 4: Ruột tôm bị nhiễm ký sinh trùng – hình ziczac

3. Giải pháp ViBo

A. Chủ động ngăn chặn ký sinh trùng ngay từ đầu vụ nuôi

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tôm bằng cách thăm nhá, chài tôm,…kiểm tra chất lượng nước.
- Rất khó phát hiện tôm nhiễm bệnh bằng mắt thường. Dù vậy khi tôm nhiễm rất nặng thì đường ruột có màu vàng hoặc vàng nâu khi tách ruột khỏi cơ thể. Chỉ phát hiện chính xác khi xem ruột giữa tôm dưới kính hiển vi.

- Công tác cải tạo đầu vụ phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, loại bỏ hoàn toàn các vật chủ trung gian gây bệnh (hến, ốc, chem chép,..). Nguồn nước cấp vào ao nuôi được xử lý kỹ càng, qua hệ thống màng lọc (túi lọc),...để lọc bỏ ấu trùng, trứng các loài cá, nhuyễn thể,..

 

 

Hình 5: Kiểm tra sức khỏe tôm thường xuyên

 

Hình 6: Kiểm tra Tôm tại phòng Hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật VIBO

 

Hình 7: Cải tạo đầu vụ kỹ càng & lọc nước qua túi lọc

- Cải thiện môi trường nước ao nuôi:
+ Diệt khuẩn phổ rộng, nguyên sinh động vật, nấm, trùng hai tế bào. Dùng AQUA CIDE (1 lít/2.000-2.500 m3 nước), giúp diệt nhanh, diệt mạnh các mầm bệnh xâm nhập vào tôm.
+ Bổ sung chế phẩm sinh học VB-EM super (1 lít/2.500-3.000 m3 nước) nhằm phân hủy chất thải hữu cơ, làm sạch đáy ao, làm sạch nước ao nuôi. Giúp ngăn chặn sự phát triển, bùng phát của các nguyên sinh động vật, nấm,…có cơ hội xâm nhập và gây bệnh trên tôm.

 

- Tăng cường sức đề kháng cho tôm:
+ Kích thích hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng bằng các hoạt chất chiết xuất từ tỏi: GATONIC (5 ml/kg thức ăn) + VIBOZYME (10g/kg thức ăn)
+ Tăng cường chức năng gan tụy, kích thích đường ruột tôm phát triển: BIO-X pro (5 ml/kg thức ăn) + LIVERMIN (10ml/kg thức ăn) giúp tôm đào thải tốt các độc tố, tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tối đa.

B. Ngăn chặn ký sinh trùng cho tôm.

- Định kỳ xổ, phòng ký sinh trùng cho tôm, giúp tôm bắt mồi, tiêu hóa tốt, sinh trưởng nhanh:
+ Kết hợp xổ và phòng nhiễm khuẩn đường ruột cho tôm: VB-FENZI + GATONIC, xổ liên tục 2 ngày và định kỳ 1 lần/tuần.
+ Diệt nấm, nguyên sinh động vật, protozoa,…: Dùng AQUA CIDE (1 lít/1.500-2.000 m3 nước), định kỳ 1 lần/tuần, tạt lúc chiều mát 18-20h, chạy quạt đều.
+ Cấy vi sinh PROCA 2x, sau diệt khuẩn 36-48 giờ giúp cân bằng hệ vi sinh trong nước ao nuôi, gây ức chế các mầm bệnh phát triển.

 

 
- Đường ruột tôm có hình ziczac, đốt cuối đuôi có hình hạt gạo (màu trắng đục):
+ Giảm 30% lượng thức ăn, trộn cho tôm ăn liên tục 3 ngày bằng VB-FENZI, kết hợp với enzyme tiêu hóa VIBOZYME để tăng hiệu quả điều trị.
+ Xử lý môi trường: Diệt ký sinh trùng sau khi xổ bằng AQUA CIDE, giúp tiêu diệt tận gốc, chống tái nhiễm.
+ Khôi phục đường ruột: Cung cấp lợi khuẩn BACITAL (10ml/kg thức ăn) giúp khôi phục hệ vi sinh đường ruột, chống viêm nhiễm sau khi xổ ký sinh trùng.

 

 

- Bội nhiễm - Ký sinh trùng và vi khuẩn: Tôm bị ký sinh trùng mật độ cao, bội nhiễm khuẩn đường ruột, phân bã, lỏng đường ruột, phân trắng,…:
+ Cắt cử, tạt SUPER-YUCCA giúp tăng cường sức đề kháng, kích thích hệ miễn dịch và kích thích tôm bắt mồi trước khi điều trị bệnh.
+ Tiến hành xổ nội ký sinh trùng cho tôm và điều trị nhiễm khuẩn đường ruột do vi khuẩn bội nhiễm với ký sinh trùng, giảm 40-50% lượng thức ăn, trộn cho tôm ăn VB-FENZI + VB-PROMESUL, điều trị 3 ngày liên tục.
+ Diệt các mầm bệnh, protozoa, ký sinh trùng,…sau khi tiến hành xổ ra khỏi cơ thể tôm: diệt khuẩn phổ rộng AQUA CIDE.

 

 

 

4.  Quy Trình Tối Ưu - Hiệu Quả Vượt Trội

 

  Hình 8: Tôm bị nhiễm nội ký sinh trùng Hình 9: Tôm sau điều trị bằng giải pháp ViBo

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

24 THG12

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC (VIBO BIOTECH SOLUTION) NUÔI TÔM THẺ TRÊN AO BẠT

"Giải pháp sinh học cho mô hình nuôi tôm công nghệ cao 



Hiệu quả - An toàn - Bền vững"


10 THG12

QUY TRÌNH VI SINH TRÊN CÁ TRA GIỐNG TĂNG TỶ LỆ ĐẬU, GIẢM CHI PHÍ, TĂNG LỢI NHUẬN

Trong bối cảnh chi phí sản xuất ngày càng tăng, diễn biến dịch bệnh ngày càng khó điều trị, giá bán biến động lớn và thường thấp, chính vì thế những mô hình vi sinh giúp tăng tỷ lệ đậu sau thả, kiểm soát tốt dịch bệnh, nâng cao năng suất đang là xu hướng trong ương nuôi cá tra giống hiện nay.


10 THG12

QUY TRÌNH VI SINH PHÒNG BỆNH XUẤT HUYẾT ĐEN MÌNH TRÊN CÁ SẶC

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Streptococcus agalactiae là những tác nhân gây bệnh xuất huyết, đen mình, xuất huyết đường ruột trên cá sặc.


10 THG12

QUY TRÌNH VI SINH ĐỐI KHÁNG TRÊN ẾCH

Một nghề nuôi bền vững, an toàn sinh học hiện đang là xu hướng của hiện tại và trong tương lai để thay thế dần những hoá chất kháng sinh trong thuỷ sản. Vi sinh cũng đang được áp dụng hiệu quả trên ếch trong quá trình nuôi ở khu vực Cao Lãnh.


10 THG12

QUY TRÌNH TĂNG TRỌNG - BUNG ĐÙI CHO ẾCH

Khi ếch được 45 ngày tuổi đã đến tuổi thành thục. Để có dáng ếch đẹp, hệ số thức ăn tốt nên bắt đầu tăng trọng cho ếch.


10 THG12

VB-ANTI ZOO GIẢI PHÁP SẠCH MANG CÁ NUÔI BÈ

- Nhiễm sán lá, trùng bánh xe.



- Xuất huyết bầm mang.



- Thối mang.



- Lở loét.



- Các cơ quan nội tạng gan, ruột bị suy giảm chức năng.



Gây ra hao hụt lớn và thiệt hại kinh tế nặng nề nếu không được kiểm soát tốt.


03 THG12

CÔNG NGHỆ ĐÔNG KHÔ TRONG SẢN XUẤT CÁC CHỦNG PROBIOTIC TẠI NHÀ MÁY CÔNG NGHỆ SINH HỌC VIBO

Trong quá trình sản xuất các chế phẩm probiotic ngoài việc kiểm soát quy trình lên men nhằm thu nhận sinh khối vi khuẩn với tỷ lệ sống và mật độ cao nhất thì yếu tố quyết định lớn nhất đến hiệu quả chất lượng của sản phẩm là việc áp dụng công nghệ tinh chế để thu nhận sinh khối vi khuẩn sau khi kết thúc quá trình lên men như lọc, ly tâm, sấy hoặc đông khô nhằm mục đích gia tăng tỷ lệ sống sót của các chủng vi sinh và duy trì hoạt tính của các chủng. Trong đó, sấy là một công đoạn quan trọng để thu nhận sinh khối tế bào vi sinh.


19 THG10

BỆNH XUẤT HUYẾT - GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ LÓC

Bệnh gan thận mủ ở cá lóc do vi khuẩn Aeromonas schubertii gây ra (Hình 1).