GIẢI PHÁP PHÒNG, XỬ LÝ PHÈN VÀ KIM LOẠI NẶNG TRONG AO NUÔI THỦY SẢN

30 THG30
1912 lượt xem

I. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH PHÈN VÀ KIM LOẠI NẶNG

- Đất phèn thường hình thành ở những vùng trũng thấp, nơi nền đất có tích luỹ nhiều vật chất hữu cơ chứa nhiều lưu huỳnh trong thời gian dài. Theo thời gian khi các tích luỹ hữu cơ này phân hủy sẽ giải phóng ra lưu huỳnh và trong điều kiệm yếm khí lưu huỳnh phản ứng với sắt tạo thành chất FeS2. Gặp điều kiện thoát nước thoát khí, FeS2 bị oxi hóa hình thành axit sunphuric (H2SO4) làm đất trở nên chua. Nếu mặt đất phèn mà có nước màu vàng, nổi váng màu đỏ là do sắt gây ra (gọi là phèn nóng); còn nước trong xanh, đất quanh bờ màu xám là do nhôm gây ra (phèn lạnh).

 

 

- Trong nước ao nuôi tôm bên cạnh độc tính do Phèn gây ra thì còn có sự tồn tại của một vài kim loại nặng như Arsen, Cadmium, Chì, Crom, Đồng, Thủy Ngân, Kẽm với hàm lượng cao sẽ gây hại đến tôm, các chất này thường xuất hiện nhiều do hoạt động cấp nước giếng khoan, chất đất bờ ao xấu hoặc lấy nước gần các khu dân sinh hoặc công nghiệp.

II. CÁC NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH PHÈN TRONG AO NUÔI TÔM THƯƠNG PHẨM

- Do mưa rửa trôi, cấp nước giếng cây.
- Do nuôi mật độ cao, tôm hoạt động cào đáy nhiều.
- Do nuôi trên vùng đất tích lũy phèn tiềm tàng.
- Trong quá trình nuôi do xử lý đầu vụ chưa tốt phơi đáy quá khô hoặc không xịt rửa tháo nước đáy ao, nuôi trên các vùng đất có nhiều phèn sắt và nhôm.

 

 

III. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

A. MÔI TRƯỜNG:

- Khi cải tạo và xử lý ao nuôi lúc đầu vụ pyrits (FeS2) sẽ tiếp xúc với không khí, khi đó đáy ao có màu váng đỏ của phèn sắt rất dễ nhận biết hoặc có thể đo.
- Phèn lạnh (phèn nhôm Al) làm nước trong thiếu nguồn thức ăn tự nhiên quan trọng do ảnh hưởng đến sự phát triển của tảo và phiêu sinh.

 

 

- Thông thường phèn nhôm rất khó nhận biết vì không thể nhận biết khi kiểm tra chất lượng nước. Có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua các biểu hiện: Nước trong, khó gây màu, pH rất thấp, bờ ao ít cây cỏ tồn tại, khi trời mưa hình thành một lớp oxit nhôm có màu xanh trên bờ ao...

 

 

B. BIỂU HIỆN GÂY HẠI TRÊN TÔM:

- Trong nước ao nuôi tôm thì sự tồn tại của một vài kim loại năng như Arsen, Cadmium, Chì, Crom, Đồng, Thủy ngân, Sắt, Kẽm... nếu vượt quá ngưỡng sẽ gây hại đến sức khỏe và năng suất như:

 

IV . CÁCH XỬ LÝ PHÈN TRONG AO ĐANG NUÔI TÔM

A. QUÁ TRÌNH CẢI TẠO:

- Bước 1: Hạn chế phơi đáy ao quá lâu đối với những vùng đất phèn tiềm tàng. Xả nước nhiều lần đối với những ao mới làm trên vùng đất phèn tiềm tàng, đào mương thủy lợi tháo phèn.
- Bước 2: Bón lót vôi CaO liều 200kg + Dolomite liều 200kg hoặc Lân nông nghiệp liều 50kg/1000m3 đối với các ao nuôi có phèn nhôm trước khi lấy nước.

 

 

B. TRONG QUÁ TRÌNH NUÔI:

 

 

 

Bản tin kỹ thuật số 07 Dành cho TÔM - Công ty TNHH VIBO

Mời bà con cùng đọc và chia sẻ bản tin nhé !!!

Bài viết đã được Công ty TNHH VIBO mua tác quyền từ tác giả. Bất cứ hình thức sao chép nào đều phải có trích dẫn nguồn từ Công ty TNHH VIBO.

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

24 THG12

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SINH HỌC (VIBO BIOTECH SOLUTION) NUÔI TÔM THẺ TRÊN AO BẠT

"Giải pháp sinh học cho mô hình nuôi tôm công nghệ cao 



Hiệu quả - An toàn - Bền vững"


10 THG12

QUY TRÌNH VI SINH TRÊN CÁ TRA GIỐNG TĂNG TỶ LỆ ĐẬU, GIẢM CHI PHÍ, TĂNG LỢI NHUẬN

Trong bối cảnh chi phí sản xuất ngày càng tăng, diễn biến dịch bệnh ngày càng khó điều trị, giá bán biến động lớn và thường thấp, chính vì thế những mô hình vi sinh giúp tăng tỷ lệ đậu sau thả, kiểm soát tốt dịch bệnh, nâng cao năng suất đang là xu hướng trong ương nuôi cá tra giống hiện nay.


10 THG12

QUY TRÌNH VI SINH PHÒNG BỆNH XUẤT HUYẾT ĐEN MÌNH TRÊN CÁ SẶC

Vi khuẩn Aeromonas hydrophila và Streptococcus agalactiae là những tác nhân gây bệnh xuất huyết, đen mình, xuất huyết đường ruột trên cá sặc.


10 THG12

QUY TRÌNH VI SINH ĐỐI KHÁNG TRÊN ẾCH

Một nghề nuôi bền vững, an toàn sinh học hiện đang là xu hướng của hiện tại và trong tương lai để thay thế dần những hoá chất kháng sinh trong thuỷ sản. Vi sinh cũng đang được áp dụng hiệu quả trên ếch trong quá trình nuôi ở khu vực Cao Lãnh.


10 THG12

QUY TRÌNH TĂNG TRỌNG - BUNG ĐÙI CHO ẾCH

Khi ếch được 45 ngày tuổi đã đến tuổi thành thục. Để có dáng ếch đẹp, hệ số thức ăn tốt nên bắt đầu tăng trọng cho ếch.


10 THG12

VB-ANTI ZOO GIẢI PHÁP SẠCH MANG CÁ NUÔI BÈ

- Nhiễm sán lá, trùng bánh xe.



- Xuất huyết bầm mang.



- Thối mang.



- Lở loét.



- Các cơ quan nội tạng gan, ruột bị suy giảm chức năng.



Gây ra hao hụt lớn và thiệt hại kinh tế nặng nề nếu không được kiểm soát tốt.


03 THG12

CÔNG NGHỆ ĐÔNG KHÔ TRONG SẢN XUẤT CÁC CHỦNG PROBIOTIC TẠI NHÀ MÁY CÔNG NGHỆ SINH HỌC VIBO

Trong quá trình sản xuất các chế phẩm probiotic ngoài việc kiểm soát quy trình lên men nhằm thu nhận sinh khối vi khuẩn với tỷ lệ sống và mật độ cao nhất thì yếu tố quyết định lớn nhất đến hiệu quả chất lượng của sản phẩm là việc áp dụng công nghệ tinh chế để thu nhận sinh khối vi khuẩn sau khi kết thúc quá trình lên men như lọc, ly tâm, sấy hoặc đông khô nhằm mục đích gia tăng tỷ lệ sống sót của các chủng vi sinh và duy trì hoạt tính của các chủng. Trong đó, sấy là một công đoạn quan trọng để thu nhận sinh khối tế bào vi sinh.


19 THG10

BỆNH XUẤT HUYẾT - GAN THẬN MỦ TRÊN CÁ LÓC

Bệnh gan thận mủ ở cá lóc do vi khuẩn Aeromonas schubertii gây ra (Hình 1).