CÁCH LÀM GIẢM pH

17 THG17
49 view

1.fhkdjd

pH của nước tăng khi thực vật hấp thu khí CO2 trong nước cho quá trình quang hợp. Mức độ tăng pH của nước phụ thuộc vào “tính đệm” của nước, tức là phụ thuộc vào độ kiềm. Độ kiềm càng lớn thì sự thay đổi pH càng ít. Ví dụ pH của phần lớn các nguồn nước ít khi vượt quá 10 vào buổi chiều hôm, vì khi đó xảy ra quá trình kết tủa của CaCO3 (đá vôi) do sự hình thành của CO3- ở pH cao và sự có mặt của ion Ca2+ trong nguồn nước. Hiện tượng trên xảy ra trong các nguồn nước có hàm lượng kiềm và độ lớn Canxi cao. Với các nguồn nước có nồng độ Ca thấp và độ kiềm cao (nước chứa nhiều Na, K, Mg), quá trình kết tủa của đá vôi (CaCO3) kém khi pH tăng do quá trình quang hợp của tảo, mức độ tăng mạnh hơn, có thể lên trên 10.

Ví dụ một số nguồn nước có độ kiềm 50 – 60 mg/l nhưng nồng độ canxi chỉ 5 – 6 mg/l. Nguồn nước trên rất thích hợp cho tảo phát triển, nhưng pH của nước đôi khi tăng đến mức đầu độc tôm cá trong ao.

Để làm giảm pH người ta có thể sử dụng phèn nhôm. Phèn nhôm đơn Al2(SO4)3.14H2O khi hòa tan vào nước sẽ bị thủy phân:

Al2(SO4)3 + 6 H2O --> Al(OH)3 + 6 H+

Để giảm pH đến một giá trị nào đó khi sử dụng phèn nhôm cần phải thử chứ rất khó tính toán chính xác. Lượng acid do phèn nhôm sinh ra là khoảng 9mol/kg phèn, tương đương với 0.75 lít acid HCl đặc. Keo tụ dạng PAC cũng là dạng muối nhôm (dạng polymer) có tính acid rất thấp không thể sử dụng cho mục đích trên.

Sử dụng phèn nhôm có thể giảm ngay pH của nước nhưng không làm ảnh hưởng gì tới điều kiện môi trường, chỉ làm cho nước nuôi trong hơn và tảo lại có điều kiện để phát triển tốt. Không chỉ có tảo gây ra pH cao mà cả các loại thực vật thân lớn, có rễ cũng làm tăng pH của nước, vì vậy đôi khi để hạn chế pH tăng cũng cần phải diệt cỏ dại và hạn chế tảo phát triển.

Có thể sử dụng thạch cao thô (CaSO4) để hạn chế sự tăng pH đột ngột của nước. Khi bón thạch cao cho ao, làm tăng hàm lượng Ca và vì có độ cứng cao nên pH sẽ tăng chậm khi quá trình quang hợp xảy ra mạnh. Sự có mặt của Ca cũng làm giảm lượng Phospho trong nước dẫn đến sự kiềm hãm tỏa phát triển, tức là hãm pH của môi trường nước.

pH tăng là do quá trình quang hợp của tảo, giảm mật độ tảo sẽ hạ thấp pH của nước. Sử dụng chất diệt tảo clarosan với liều lượng 0.02 mg/l theo chu kì 2 tuần/lần sẽ hạ thấp pH xuống từ 0.5 đến 1 đơn vị sau đó vài giờ. Tất nhiên khi đó nồng độ Oxy trong nước cũng giảm theo, tuy vậy clarosan nồng độ thấp không độc đối với tôm. Có thể sử dụng các chất diệt tảo khác, tuy vậy cần hết sức thận trọng để tránh làm cạn kiệt Oxy trong nước và gây độc trực tiếp cho thủy động vật.

Nguồn: Nước Nuôi Thủy Sản-Chất Lượng Và Giải Pháp Cải Thiện Chất Lượng (NXB KH&KT Hà Nội,2006

Other document

17 THG12

CÁCH LÀM GIẢM pH

pH của nước tăng khi thực vật hấp thu khí CO2 trong nước cho quá trình quang hợp.


07 THG06

CÔNG NGHỆ HOÁ NHŨ VI BAO - GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT VÀ GIA TĂNG HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM TRONG NTTS

CÔNG NGHỆ HOÁ NHŨ VI BAO - GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THOÁT VÀ GIA TĂNG HIỆU QUẢ TÁC DỤNG CỦA SẢN PHẨM TRONG NTTS


31 THG05

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT IgY TIỀM NĂNG VÀ ỨNG DỤNG TRONG THÚ Y VÀ THỦY SẢN

CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT IgY TIỀM NĂNG VÀ ỨNG DỤNG

TRONG THÚ Y VÀ THỦY SẢN


15 THG03

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ XỬ LÝ BỆNH TÔM THUỶ TINH (TPD) TRÊN TÔM

Gần đây, một loại bệnh mới được gọi là “translucent post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng trong suốt (TPD) hoặc “glass post-larvae disease” bệnh hậu ấu trùng thủy tinh (GPD) ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) đang trở thành mối đe dọa cho nghề nuôi tôm
31 THG01

QUY TRÌNH PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH HOẠI TỬ GAN TỤY TRÊN TÔM

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (AHPND) hay còn gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) liên quan đến việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, trong đó nhóm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân chính gây bệnh ở tôm và quy trình phòng và trị hiệu quả.


22 THG01

5 yêu cầu kỹ thuật không thể bỏ qua khi nuôi tôm nước ngọt

Cách nuôi tôm trong ao nước ngọt một cách hiệu quả và bền vững, từ việc chuẩn bị ao nuôi, chọn tôm giống, cho tôm ăn, quản lý môi trường nước, đến thu hoạch tôm.


15 THG01

Bí quyết chăn nuôi dê mùa đông hiệu quả cho người trong ngành

Thông tin chi tiết về kỹ thuật chăn nuôi dê mùa đông, giúp người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống đói, rét và dịch bệnh hiệu quả.


15 THG01

Chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ: Những điều cần lưu ý để tối ưu hóa lợi nhuận

Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về ngành chăn nuôi lợn giống cấp cụ kỵ tại Việt Nam, từ cơ cấu sản phẩm, cơ cấu giống lợn, đến khả năng sản xuất và cung ứng giống lợn.