- Địa chỉ: Lô số 20, Khu G, Đường D1, KCN An Hạ, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, TP.HCM
- Điện thoại: (84-28) 6683.6156 / 6683.6158
- Hotline: 1800 9435
- Fax: (84-28) 3620.4694
- Email: vibo@vibo.com.vn
- Website https://vibo.com.vn/
Việc lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh hiện nay đã phá vỡ cân bằng sinh thái và tác động xấu đến môi trường, chất lượng sản phẩm kém và tồn lưu các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng đang tạo nên rào cản trong việc xuất khẩu tôm Việt Nam ra thị trường Thế Giới. Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nuôi tôm thương phẩm hiện nay được coi là một giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu để ngành nuôi tôm công nghiệp phát triển ổn định và bền vững.
Áp dụng CNSH không sử dụng kháng sinh và hóa chất trong nuôi tôm thương phẩm có thể quản lý được chất lượng nước trong suốt vụ nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khống chế được dịch bệnh, giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, hạ giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,… Đây là giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi tôm thương phẩm.
1. MỤC TIÊU QUY TRÌNH:
* Quản lý môi trường ao nuôi và kiểm soát dịch bệnh bằng CPSH
* Hạn chế sử dụng hóa chất và kháng sinh * Giảm thiểu chất thải hữu cơ gây ô nhiễm môi trường
* Nâng cao năng suất và chất lượng tôm thịt
* Giảm thiểu giá thành đầu vào
* Tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận.
Sau khi kết thúc vụ nuôi, mô hình cho thấy hiệu quả khác biệt về tỷ lệ sống, năng suất và hiệu quả chi phí giá thành sản xuất, cụ thể là tỷ lệ sống đạt trên 90% cho tất cả ao nuôi mô hình, năng suất vụ nuôi đạt hiệu quả tốt với trung bình 45-50 tấn/hecta, size tôm từ 25-29 con/kg.
Trong quá trình nuôi, tần suất tôm nhiễm bệnh do vi khuẩn có hại giảm hơn 50% cùng thời điểm ở các giai đoạn nhạy cảm trên tôm, qua đó dường như hạn chế không dùng kháng sinh trong quá trình nuôi, chi phí giá thành sản xuất thấp, với chi phí thuốc ước tính trung bình từ 6.000-8.000 đồng/kg tôm, qua đó mang lại lợi nhuận rất tốt cho người nuôi.
Mô hình ứng dụng vi sinh trong ương nuôi tôm, cho kết quả bước đầu thành công và có thể trở thành mô hình nuôi giải quyết được nỗi trăn trở của người nuôi tôm trong quản lý môi trường và dịch bệnh bằng sinh học thay cho hóa chất và kháng sinh hiện nay, góp phần tạo các sản phẩm sạch cho xuất khẩu. Hiện tại, mô hình đang được triển khai trên diện rộng tại các tỉnh Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh để đánh giá thực tế trên diện rộng ở các điều kiện môi trường khác nhau từ đó khẳng định vai trò của quy trình vi sinh trong phát triển nuôi tôm bền vững.