NODAVIRUS – NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TRẮNG ĐUÔI, CƠ TRẮNG TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

24 THG08

Nodavirus (PvNV) causes muscle necrosis in Penaeus vannamei

Tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) và tôm càng xanh (M. rosenbergii) là một trong những loài tôm nuôi có tầm quan trọng đối với kinh tế (90% ngành tôm nuôi). Ở bán cầu tây, tôm thẻ chân trắng là loài được ưa chuộng vì nó có thể sống trong phạm vi độ mặn rộng từ 0 đến 40 ppt. Tôm càng xanh cũng là một loài tôm nước ngọt nuôi có giá trị kinh tế trên toàn thế giới. Loài này có nguồn gốc từ Đông Nam Á và được sản xuất ở Israel, Nhật Bản, Đài Loan, một số nước châu Phi, Mỹ Latinh và Caribbean. Riêng tại Việt Nam, cơ cấu xuất khẩu 2017 cho thấy sản phẩm tôm thẻ chân trắng chiếm 65% tổng xuất khẩu tôm, đạt 2,5 tỷ USD, tăng 28% so với năm ngoái và gấp 3 lần xuất khẩu tôm sú.

Tuy nhiên, một yếu tố chính làm hạn chế sự mở rộng nuôi tôm là các bệnh truyền nhiễm do virut, chẳng hạn như bệnh hư hại cơ (trắng đuôi) trên tôm thẻ P. vannamei nodavirus (PvNV) và M. rosenbergii nodavirus (MrNV), gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế.

 

Nguyên nhân

PvNV và MrNV thuộc họ Nodaviridae , đây là chi quan trọng bao gồm hai loại chính khác: alphanodavirus gây nhiễm độc ở côn trùng và betanodavirus lây nhiễm cho cá.

Bộ gen của Nodaviridae bao gồm hai chuỗi RNA đơn tích cực mã hóa protein capsid để lắp ráp capsid của virus, RNA polymerase để sao chép RNA và protein B2 để ức chế sự can thiệp của RNA vật chủ. Bên trong của PvNV và MrNV là một tập hợp gồm 180 capsid protein tạo thành  các hạt virus không bao bọc T = 3 hạt vius có đường kính khoảng 29 - 35nm.

 

Nodaviridae. Ảnh nguồn: https://viralzone.expasy.org

Năm 2004, một nhà nghiên cứu đã phát hiện ra virus PvNV từ việc tổng hợp, nhân bản và giải trình tự cDNA các con tôm sú nhiễm bệnh tại Belize (một quốc gia ở Trung Mỹ). Họ cho rằng PvNV và MrNV có liên quan với nhau dựa trên sự giống nhau của trình tự bộ gen của chúng và biểu hiện mô bệnh học. 

 

Triệu chứng

Biểu hiện tôm bệnh. Ảnh nguồn: Kathy F. J. Tang và ctv (2007)

Bệnh đuôi trắng, hay bệnh cơ trắng gây ra bởi nodavirus, có thể lây nhiễm ở tất cả các giai đoạn tôm nuôi gồm: ấu trùng, hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành sớm.

Ban đầu, vùng bụng của tôm xuất hiện các dải trắng mờ trong suốt sau đó chuyển thành màu trắng sữa hoàn toàn, tôm bị đuôi trắng xuất hiện. Các ngày tiếp theo số lượng tôm bị bệnh này tăng lên cùng với sự gia tăng tỷ lệ tử vong. Sau 6 ngày, tỷ lệ tôm chết đạt 100%.

Bệnh đuôi trắng này gây ra những cái chết nghiêm trọng trên diện rộng trong giai đoạn trại giống và ao tôm.

Điều kiện gây bệnh

Một số nghiên cứu đã cho thấy nhiệt độ thấp và độ mặn thấp là điều kiện dễ dẫn đến việc phát sinh mầm bệnh và tỷ lệ tử vong của tôm nuôi cao.

Phân bố

MrNV được phát hiện lần đầu tiên ở Guadeloupe vào năm 1997 và sau đó đã được tìm thấy ở Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. MrNV có thể gây ra tỷ lệ tử vong nghiêm trọng (lên đến 100%) ở hậu ấu trùng và giai đoạn vị thành niên của tôm nước ngọt. 

Trong một nghiên cứu điều tra những vec tơ truyền PvNV, các nhà khoa học đã theo dõi sự hiện diện của PvNV bằng RT-PCR trong phân của loài chim biển và các sinh vật dưới nước khác nhau được thu thập quanh một trang trại nuôi tôm ở Belize. PvNV đã được phát hiện trong muỗi, hải sâm, và động vật phù du, cho thấy rằng PvNV có thể lây lan trên khắp thế giới (Theo Tang KF1, Pantoja CR, Redman RM, Navarro SA, Lightner DV)

Phòng trị

Chẩn đoán bệnh bằng mô bệnh học

Biểu hiện hoại tử cơ là sự mờ đục, trắng, đổi màu của một số đoạn bụng. Ảnh: Researchgate

Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát mô cơ, mô nội tạng của các con tôm bị đuôi trắng, kết quả cho thấy hoại tử đa ổ và xơ hóa cơ xương của tôm. Ngoài ra, basophilic và thể vùi đã được tìm thấy trong cơ vân, cơ quan bạch huyết và các mô liên kết.

Tuy nhiên, mô bệnh học không phải là phương pháp hiệu quả trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán bệnh bằng PCR

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến tôm bị đục thân, trắng đuôi như do sự suy giảm chất lượng môi trường nước, sốc môi trường (đột ngột giảm nhiệt độ hoặc độ mặn) quá trình vận chuyển hoặc sang ao, vibrio hay do virus (IMNV, PvNV, MrNV). Do đó, để xác định chính xác tôm bị trắng đuôi do PvNV hay MrNV cần tiến hành các phương pháp chuẩn đoán PCR. Đây được xem là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh.

Phòng bệnh

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh do PvNV và MrNV gây ra, do đó người nuôi cần áp dụng nghiêm các biện pháp phòng bệnh trong suốt quá trình nuôi.

- Lựa chọn nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh.

- Xử lý, vệ sinh, diệt khuẩn ao nuôi trước mỗi vụ nuôi.

- Đảm bảo nguồn nước sạch cấp cho ao nuôi.

- Thường xuyên kiểm tra, quản lý chặt chẽ môi trường nước. Tránh cho ăn dư thừa.

- Bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm nuôi để tăng cường sức đề kháng.

- Quản lý tốt sức khỏe tôm đặc biệt là sau các cơn mưa.

 

Tài liệu tham khảo

https://www.researchgate.net/publication/267408463_Infectious_muscle_necrosis_etiology_in_the_Pacific_White_Shrimp_Penaeus_vannamei_cultured_in_Ecuador

https://www.nature.com/articles/s42003-019-0311-z

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.