Loài luân trùng làm thức ăn giúp tôm chống stress khí độc

11 THG08

Nghiên cứu gần đây chỉ ra cách thức mới trong việc tăng cường khả năng đề kháng của tôm đối với stress Ammonia từ thành phần thức ăn tự nhiên.

Sử dụng luân trùng làm thức ăn thủy sản

Thức ăn công nghiệp giúp giải quyết được rất nhiều vấn đề quan trọng như tiết kiệm thời gian, giảm giá thành sản xuất, giảm gây ô nhiễm môi trường tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là thành phần chưa đủ để cung cấp một số dưỡng chất cần thiết cho tôm nuôi. Việc sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên từ luân trùng như: Rotifer, Dapnia, Moina... giúp vật nuôi tăng trưởng tốt cũng như tạo ra các hệ thống miễn dịch tự nhiên. Vì thế trong lịch sử ngành nuôi trồng thủy sản đã có nhiều nguồn thức ăn tự nhiên bổ sung vào thức ăn tôm để tăng cường các quá trình chuyển hóa trong cơ thể và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho tôm. Trong đó, luân trùng luôn là nhóm được quan tâm nghiên cứu đặc biệt.

Luân trùng là những động vật có kích thước nhỏ (µm) phù hợp với kích thước miệng cá, tôm giống, với nhiều hình dạng khác nhau, đặc biệt có giá trị dinh dưỡng cao (giàu acid béo và HUFA). Luân trùng có vòng đời ngắn, dao động trong khoảng vài ngày đến vài tuần tùy theo loài, quần thể có thể nhân lên nhiều lần trong thời gian ngắn, vì vậy thích hợp cho việc nuôi sinh khối. Tùy thuộc vào đối tượng sản xuất giống mà có thể sử dụng các loài luân trùng khác nhau thích hợp với đối tượng sản xuất giống. Các loài luân trùng nước ngọt như: Branchionus angularis, Branchionus rubens, Branchionus falcatus…; luân trùng nước lợ, mặn như Branchionus plicatilis… Trong đó, luân trùng nước ngọt B. angularis là loài có kích thước rất nhỏ, nhất là dòng Việt Nam tìm thấy ở ĐBSCL với chiều dài dưới 100 µm là đối tượng được nghiên cứu làm thức ăn ban đầu cho một số loài cá nước ngọt có giai đoạn cá bột với kích cỡ miệng rất nhỏ như cá bống tượng, cá tra… mang hiệu quả cao.

Ampithoe sp. là một loài luân trùng thuộc họ Ampithoidae. Chúng chứa một lượng lớn các thành phần vi lượng cần thiết cho tôm nuôi và những khoáng chất thiết yếu. Nghiên cứu trên cá mú cho thấy ăn Ampithoe giúp cá tăng khả năng tạo sắc tố tự nhiên và tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. 

Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung chế độ ăn với bột Ampithoe sp. đông lạnh (FDPA) tác động lên sự tăng trưởng, chuyển hóa năng lượng và khả năng chống lại áp lực từ khí độc Ammonia trong cơ thể tôm thẻ Litopenaeus vannamei

Nghiên cứu thức ăn cho tôm từ Ampithoe sp.

Có bốn nhóm tôm được thử nghiệm: nhóm đối chứng 0% (không bổ sung FDPA), nhóm 33%, nhóm 66% (33% và 66% khẩu phần được thay thế bằng FDPA tương ứng) và nhóm 100% (chỉ FDPA). 

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy có tác động tích cực của việc bổ sung luân trùng FDPA đối với sự sống của tôm: các nhóm bổ sung có tỷ lệ sống cao hơn đáng kể so với nhóm 0% (p <0,05). 

Chiều dài cơ thể, trọng lượng cơ thể và tỷ lệ tăng trưởng cụ thể (SGR) của nhóm bổ sung 33% luân trùng cao hơn so với các nhóm khác và cao hơn đáng kể so với nhóm bổ sung hoàn toàn luân trùng 100% (p <0,05). Mặc dù việc cho ăn luân trùng vượt quá 33% có tác động tiêu cực đến quá trình chuyển hóa carbohydrate và tiêu thụ năng lượng của tôm trong thời kỳ nuôi. Tôm trong nhóm 33% thể hiện sức đề kháng tốt nhất đối với stress Ammonia. 

Ngoài ra, quá trình phân giải glycolysis và tiêu thụ năng lượng của tôm trong nhóm 33% đã được tăng cường khi tiếp xúc với stresss do Ammonia. Chứng tỏ loại thức ăn này đã giúp hệ thống miễn dịch của tôm được kích thích và tăng cường. 

Ampithoe valida.

Từ các kết quả có được từ thí nghiệm trên, các nhà khoa học kết luận rằng việc bổ sung bột Ampithoe sp. (FDPA) vào thức ăn của tôm có thể cải thiện khả năng đề kháng của tôm đối với stress từ các hợp chất Nitrogen như NH3 một cách hữu hiệu (trong đó, 33% là thích hợp nhất). 

Nghiên cứu trên cũng đã cung cấp cho chúng ta một loại nguyên liệu thức ăn tự nhiên cho tôm nuôi từ các loài luân trùng. Qua đó gợi ý phương pháp giúp giảm tác hại của stress Ammonia một cách hữu hiệu khi biết sử dụng các nguồn dinh dưỡng một cách hợp lý, giúp giảm thiệt hại về kinh tế cho người nuôi tại Việt Nam. 

 

TRỊ THỦY Lược dịch

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.