FAO: Khai thác thủy sản bền vững toàn cầu giảm, nuôi trồng thủy sản tăng

11 THG08

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), khoảng 34,2% sản lượng thủy sản khai thác trong năm 2017 “không bền vững về mặt sinh học” và lạm thác, nhiều hơn 3,3% so với năm 2018.

Nhóm chuyên gia của FAO mới đây đã tổ chức một hội thảo trực tuyến nhằm giới thiệu và phát hành báo cáo “Thực trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2020 (SOFIA)”.

"Tỷ lệ trữ lượng thủy sản khai thác ở mức bền vững về mặt sinh học đã giảm từ 90% vào năm 1974 xuống còn 65,8% trong năm 2017", Giám đốc bộ phận tài nguyên và chính sách thủy sản của FAO – Manuel Barange cho biết.

Kể từ năm 1974, FAO giám sát một số lượng lớn nguồn lợi hải sản, khoảng 500 trong tổng số lượng hải sản được tổ chức này giám sát được đánh giá tính bền vững sinh thái của nguồn lợi hải sản.

Địa Trung Hải và Biển Đen, Vùng Đông Nam Thái Bình Dương và Vùng Tây Nam Đại Tây Dương vẫn có tỷ lệ nguồn lợi thủy sản không bền vững ở mức cao, mặc dù vùng Đông Nam Thái Bình Dương và Vùng Tây Nam Đại Tây Dương đã có sự cải thiện bền vững đáng kể so với báo cáo SOFIA gần nhất của FAO.

 

Tuy nhiên, theo Barange, không hẳn đều là những tin xấu. "Điều quan trọng cần phải đề cập là 77,8% cá biển cập cảng theo khối lượng được khai thác từ nguồn lợi bền vững về mặt sinh học” Barange giải thích.

"Chỉ số bền vững cũng được cải thiện ở nhiều loài khai thác nhiều nhất. Ví dụ, 67% trữ lượng cá ngừ hiện đang được khai thác bền vững và có chỉ số bền vững nằm trong số 10 loài hải sản khai thác theo khối lượng và hiện chỉ số này cao hơn mức trung bình toàn cầu "

Theo Manuel, quản lý nghề cá hiệu quả là giải pháp duy nhất để đạt được sự bền vững.

"Các bằng chứng đã chứng minh điều đó và với lý do này, FAO kêu gọi tất cả các đại dương, vùng biển và vùng nước nội địa cần được đánh giá và quản lý trên cơ sở phương pháp tiếp cận hệ sinh thái, đây là cách an toàn nhất để đạt được sự bền vững."

Hội đồng Quản lý Hàng hải (MSC) đã hoan nghênh lời kêu gọi này của FAO. Ngoài ra, MSC cho biết thêm những cải tiến là điều cần thiết để "bảo vệ nguồn cung hải sản", theo Giám đốc điều hành của MSC - Rupert Howes. "MSC cung cấp một tiêu chuẩn và các công cụ để giúp các nhà sản xuất trên toàn thế giới đạt được điều này.

Rupert cũng chỉ ra một số dấu hiệu đáng khích lệ đối với các loài nơi thực hiện quản lý nghề cá hiệu quả, ví dụ như cá ngừ vằn, cá minh thái Alaska và cá tuyết Đại Tây Dương, đã có những cải thiện trong phục hồi trữ lượng.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản đang tăng trưởng

Theo SOFIA, nuôi trồng thủy sản đã thể hiện vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu với sản lượng tăng 7,5% mỗi năm kể từ năm 1970. Ngoài ra, sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng đạt mức kỷ lục vào năm 2018 với 82,1 triệu tấn làm thực phẩm cho con người, bên cạnh kỷ lục 32 triệu tấn thực vật thủy sinh.

Sản lượng thủy sản nuôi tập trung ở châu Á, chiếm 89% sản lượng toàn cầu. Triển vọng đến năm 2030 cho thấy sản lượng thủy sản khai thác sẽ ở mức cao - đạt khoảng 96 triệu tấn - trong khi sản lượng nuôi trồng thủy sản sẽ đạt kỷ lục mới là 109 triệu tấn vào năm 2030.

Dữ liệu của FAO cũng cho thấy nuôi trồng thủy sản toàn cầu chiếm 46% tổng sản lượng và 52% thủy sản phục vụ tiêu dùng của con người trong năm 2018, dự kiến ​​cũng sẽ tăng lên 59% vào năm 2030.

 

"Công nhận năng lực nuôi trồng thủy sản để tăng trưởng hơn nữa nhưng cũng cần nhận thức được vô số những thách thức về môi trường mà lĩnh vực này phải đối mặt khi tăng cường sản xuất, đòi hỏi các chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững mới", báo cáo nêu rõ.

Theo SOFIA, ước tính sản lượng thủy sản toàn cầu trong năm 2018 đạt khoảng 179 triệu tấn, với tổng giá trị ước tính đạt 401 tỷ USD, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 82 triệu tấn.

Theo báo cáo, 156 triệu tấn trong số 179 triệu tấn đã được sử dụng cho tiêu dùng của con người, tương đương với nguồn cung hàng năm ước tính ở mức 20,5 kg/người -với tỷ lệ tăng trung bình hàng năm ở mức 3,1% kể từ năm 1960, khi đó nguồn cung hàng năm ở mức 9kg/người; 22 triệu tấn được dành chủ yếu để sản xuất bột cá và dầu cá.

(Theo undercurrentnews)

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.