Biện pháp giảm độc hại của Aflatoxin trên tôm

11 THG08

Nghiên cứu gần đây đã cung cấp một phương pháp khắc phục độc tố do nấm mốc có thể gây hại cho tôm nuôi.

Aflatoxin, được sản xuất bởi nấm Aspergillus flavus hoặc nấm Aspergillus parasiticustrong quá trình chế biến và bảo quản ngũ cốc và thức ăn, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và giảm năng suất trong quá trình nuôi tôm.  

Aflatoxin B1 được coi là dạng độc nhất và được sản sinh bởi Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus.

Aflatoxin B1 là một chất gây ô nhiễm phổ biến trong nhiều loại thực phẩm khác nhau bao gồm đậu phộng, bột hạt, ngô và các loại ngũ cốc khác; cũng như thức ăn chăn nuôi. Aflatoxin B1 được coi là aflatoxin độc nhất và nó có liên quan mật thiết với ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) ở người. Ở động vật, aflatoxin B1 cũng đã được chứng minh là gây đột biến, gây quái thai dị hình và gây ức chế miễn dịch.

Hợp chất Kẽm Curcumin được điều chế bằng cách khuấy curcumin với kẽm clorua khan ở tỷ lệ mol là 1: 1. 

Nghiên cứu này để đánh giá ảnh hưởng độc hại của Aflatoxin B1 (AFB1) ở tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương (Litopenaeus vannamei) và hiệu quả bảo vệ tiềm năng của kẽm currcumin (Zn-CM) đối với loại độc tố này.

Kẽm curcumin giảm tác hại của độc tố Aflatoxin trên tôm

Bốn chế độ ăn thử nghiệm (đối chứng; 500 μg/kg AFB1, 500 μg /kg AFB1+ 100 mg / kg Zn-CM, 500 μg / kg AFB1 + 200 mg / kg Zn-CM. Thí nghiệm được thực hiện trong 8 tuần, mỗi nghiệm thức có bốn lần lặp lại.

Kết quả cho thấy Aflatoxin B1 làm giảm đáng kể trọng lượng cơ thể cuối cùng của tôm (FBW), tăng trọng (WG,%) và các biến thể nhìn thấy được của cấu trúc gan tụy trong cơ thể tôm thẻ chân trắng.

So với nhóm tôm bị ảnh hưởng bởi aflatoxin B1 thì nhóm được bổ sung kẽm currcumin Zn-CM 100 mg/kg cải thiện đáng kể tác hại của độc tố AFB1 lên hiệu suất tăng trưởng của tôm, trong khi nhóm AFN1 + 100 mg/kg Zn-CM không ảnh hưởng đến hiệu suất tăng trưởng của tôm.

Bên cạnh đó Chế độ ăn AFB1 + 100 mg / kg Zn-CM tăng cường hoạt tính phenoloxidase (PO) một cách đáng kể so với đối chứng (P<0,05). Cả hai chế độ ăn AFB1 + 100 và 200 mg / kg Zn-CM làm giảm hoạt tính của nitric oxide synthase (iNOS) và glutathione (GSH), làm giảm hàm lượng malondialdehyde (MDA) (P <0,05) trong gan tụy AFB1. Chứng tỏ hệ gan tụy của tôm được cải thiện đáng kể. 

Phân tích kính hiển vi điện tử (TEM) đã chứng minh rằng Zn-CM cũng làm giảm sự tích lũy do AFB1 gây ra trong ty thể. 

Thông quá nghiên cứu này, các kết quả đã chứng minh rằng Kẽm curcumin phù hợp có thể làm giảm độc tính gây độc cho gan và các tác dụng gây độc miễn dịch đối với tôm thẻ chân trắng L.vannamei bởi các nguy cơ nhiễm độc từ thức ăn có thành phần thực vật. Qua đó tìm được một phương pháp khắc phục độc tố do nấm mốc có thể gây hại cho tôm nuôi. 

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

08 THG12

Cách chọn thức ăn cho động vật non tránh các yếu tố kháng dinh dưỡng

Yếu tố kháng dưỡng trong protein đậu nành có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho lợn con, bao gồm chậm phát triển, đầy hơi, viêm ruột và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc xử lý bằng enzym có thể giúp giảm thiểu các yếu tố này, giúp lợn con phát triển khỏe mạnh và tối ưu hóa năng suất.

08 THG12

Các bệnh thường gặp trên cá chình bông và cách phòng trị hiệu quả

Cá chình bông là một loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, loài cá này cũng có thể mắc một số bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất nuôi trồng. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho bà con một số loại bệnh thường gặp trên cá chình bông và cách phòng trị hiệu quả.

08 THG12

Nuôi tôm thẻ chân trắng thành công: Bí quyết từ những chuyên gia

Tôm thẻ chân trắng là một trong những loại thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng ở nước ta còn thấp, chỉ đạt khoảng 40%. Điều này khiến cho giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.