Bảo tàng Ngư cụ Việt Nam: Tìm hiểu lịch sử nghề chài lưới qua những hiện vật

11 THG12

Bảo tàng Ngư cụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản, Trường Đại học Nha Trang là nơi sưu tầm, lưu giữ hơn 100 mẫu vật trưng bày các ngư cụ từ truyền thống đến hiện đại của nghề cá Việt Nam. Nơi đây không chỉ thu hút sinh viên chuyên ngành mà còn hấp dẫn cả du khách.

 

Bảo tàng ngư cụ

Bảo tàng ngư cụ

 

Ấn tượng những mẫu vật nghề cá

Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế và văn hóa gắn với biển. Trong đó, vùng Duyên hải miền Trung được xem là nơi tạo dựng, bảo lưu những giá trị văn hóa biển. Từ xa xưa, người dân miền biển đã sử dụng nhiều loại ngư cụ khác nhau để khai thác thủy sản phục vụ cuộc sống.

Các giảng viên và sinh viên nhiều thế hệ của Trường Đại học Nha Trang đã dày công lặn lội đến nhiều vùng đất xa xôi để sưu tầm, khôi phục những ngư cụ cổ mà nay không còn hoặc hiếm thấy trong nghề cá Việt Nam, cùng với những hiện vật nghề cá hiện đại, lập thành Bảo tàng Ngư cụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản của Trường.

Thầy Nguyễn Viết Hùng, quản lý Bảo tàng Ngư cụ cho biết, Bảo tàng có diện tích gần 500 m2, hiện lưu giữ, trưng bày hơn 100 mẫu vật đại diện cho các ngành nghề khai thác thủy sản đã xuất hiện tại nước ta. Các mẫu vật được chia thành 5 nhóm gồm:

   • Ngư cụ đóng (các loại lưới rê đơn, rêkép, rê hỗn hợp)

   • Ngư cụ lọc (lưới rùng, lưới vây, lưới chụp, lưới mành…)

   • Ngư cụ kéo (các loại lưới kéo đơn, lưới kéo đôi…)

   • Ngư cụ cố định và ngư cụ bẫy (đăng, nò, lồng bẫy…)

   • Ngư cụ câu (câu vàng, câu tây…)

Theo thầy Hùng, làm bảo tàng là làm văn hóa, nên cái khó nằm ở chỗ phải dày công nghiên cứu. Có một số mẫu vật không còn nữa, cộng với nguồn tài liệu khan hiếm nên rất khó có thể phục chế lại.

 

Bảo tàng ngư cụ

Bảo tàng ngư cụ

 

**Mẫu vật kỳ công và mất nhiều thời gian bố trí nhất của Bảo tàng Ngư cụ phải nói đến sa bàn nội đồng với các vùng nước như ao hồ, đầm phá, tương ứng là những loại ngư cụ đặc trưng theo từng vùng. Ngoài ra, các mô hình tàu thuyền từ thô sơ đến hiện đại cũng là kết quả của quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng và thực hiện tỉ mỉ của các cán bộ, giảng viên để tạo nên những mô hình gần giống nhất với thực tế. Được thực hiện gần đây nhất là mô hình tàu cá công suất 820 CV, tỷ lệ 1/35 theo tiêu chuẩn tàu cá vỏ thép thực hiện theo Nghị định 67 của Chính phủ.

 

Theo ThuySanVietNam

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.