Thuốc trừ sâu và hiện tượng tôm vểnh mang

11 THG08

Hiện tượng vểnh mang ở tôm.

    

Mối quan hệ mật thiết giữa thuốc trừ sâu hoạt chất deltamethrin và hiện tượng vểnh mang ở tôm nuôi.

Thuốc trừ sâu hoạt chất deltamethrin được sử dụng rộng rãi không những trong lĩnh vực trồng trọt mà còn được người nuôi sử dụng trong nuôi tôm để xử lý nước, kích thích lột xác và làm giảm các vấn đề bệnh.

Hoạt chất này thuộc nhóm cúc tổng hợp và thường gây chết sinh vật ở nồng độ thấp và nồng độ dưới ngưỡng gây chết ảnh hưởng bất lợi đến sinh lý và sinh hoá sinh vật. Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv. (2010), nồng độ deltamethrin 1%, 10% và 50% LC50-96 giờ (ở độ mặn 25‰) không ảnh hưởng đến tăng trưởng nhưng làm tăng tỉ lệ tôm chết và kéo dài chu kỳ lột xác của tôm.

Trần Quốc Việt và ctv. (2015) xác định độ độc mãn tính của cypermethrin (hoạt chất cùng nhóm cúc tổng hợp với deltamethrin) ghi nhận tôm có sự biến đổi là tế bào máu tập trung xung quanh vùng gan tụy và một số thay đổi về cấu trúc của ống gan tụy ở ngày thứ 10 và 20 sau khi tiếp xúc với cypermethrin ở nồng độ thấp (10-60% LC50). Hoạt chất deltamethrin cũng được xác định là có ảnh hưởng đến tôm sú và tôm thẻ chân trắng sau 10 ngày cho tôm tiếp xúc với deltamethrin ở nồng độ 20%, 40% và 60% LC50 nhưng không ghi nhận được dấu hiệu hoại tử hay dấu hiệu bệnh lý trên gan tụy của tôm thí nghiệm do ảnh hưởng của deltamethrin (Nguyễn Hồng Sơn và Đặng Thị Hoàng Oanh, 2015). 

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức cho mỗi đối tượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng (mật độ bố trí 30 tôm/bể). Các nghiệm thức bố trí gồm 1 nghiệm thức đối chứng (không có deltamethrin và 5 nghiệm thức ở nồng độ lần lượt là 5%, 10%, 15%, 20% và 25% nồng độ gây chết 50% cá thể thí nghiệm (trị số LC50) của hoạt chất deltamethrin (0,010 mg/L đối với tôm sú; 0,001 mg/L đối với tôm thẻ chân trắng).

Thuốc bảo vệ thực vật DECIS 2,5EC (hoạt chất deltamethrin 25g/L) (Bayer, Đức) được sử dụng cho thí nghiệm bằng cách pha với nước muối tiệt trùng thành dung dịch có nồng độ hoạt chất 1g/L, sau đó cho vào bể thí nghiệm theo từng nồng độ thử nghiệm. 

Tôm được cho ăn thức ăn công nghiệp (4 lần/ngày) với lượng thức ăn khoảng 5% trọng lượng cơ thể. Tình trạng sức khỏe của tôm, các dấu hiệu bất thường và số tôm chết được ghi nhận hàng ngày. Thí nghiệm được theo dõi trong thời gian 60 ngày từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Tôm thẻ chân trắng vểnh mang sau 12-13 ngày tiếp xúc với deltamethrin ở các nghiệm thức deltamethrin là 5%, 10% và 15% LC50. Tỉ lệ tôm thẻ chân trắng vểnh mang ở các nồng độ deltamethrin 5% và 15% LC50 là 4,4±1,9%. Tỉ lệ vểnh mang ở nồng độ deltamethrin 10% LC50 là 5,6±1,9%.

Tôm bắt đầu chết từ ngày thứ 3 sau khi bổ sung deltamethrin vào bể thí nghiệm. Tôm ở các nghiệm thức deltamethrin 20% và 25% LC50 có tỉ lệ chết cao hơn ở các nghiệm thức có nồng độ deltamethrin 5%, 10% và 15%. Tỉ lệ sống sau 60 ngày tiếp xúc với deltamethrin của tôm thí nghiệm ghi nhận được ở Bảng 1.

Biểu hiện bệnh lý ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú tiếp xúc với deltamethrin tương tự nhau, gồm: mềm vỏ, mang bẩn, trên cơ thể có đốm đem và đặc biệt là mang vểnh ra.


(A và B): Tôm sú vểnh mang thu từ ao nuôi. (C và D) tôm thẻ vểnh mang khi tiếp xúc với deltamethrin. (E và F) tôm sú vểnh mang khi tiếp xúc với deltamethrin. Mũi tên chỉ mang tôm vểnh ra.

Tôm bị vểnh mang và cong lên không khép lại được, để lộ các tơ mang ra bên ngoài, làm tơ mang dễ bị tổn thương, ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tôm làm tôm bị suy yếu và chết (FICEN, 2017).

Kết quả phân tích mô bệnh học ghi nhận tôm vểnh mang có cấu trúc mô mang và  gan tụy bình thường, không có biến dạng trên các sợi mang sơ cấp và thứ cấp cũng không có  thay đổi về cấu trúc của gan tụy. 

Kummari et al. (2018) đã thực hiện một khảo sát ở các ao nuôi tôm thẻ chân trắng ở bang Andhra Pradesh (Ấn độ) nhằm phân tích mối liên quan giữa các các biện pháp quản lý ao nuôi tôm và nguyên nhân gây tôm vểnh mang. Kết quả khảo sát và phân tích đã cho thấy có mối quan hệ giữa mật độ  thả, các thông số chất lượng nước ao và sự hiện diện của tôm vểnh mang nhưng vẫn chưa có cơ sở khoa học xác định tác nhân gây vểnh mang ở tôm. 

Kết quả  từ nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở khoa học cho việc quản lý sử dụng thuốc trừ sâu có hoạt chất deltamethrin trong nuôi tôm.

Theo Đặng Thị Hoàng Oanh và Trương Quốc Phú

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.