Công nghệ RAS trong nuôi tôm thẻ chân trắng

05 THG11

Tôm bơi trong bể nuôi theo công nghệ RAS ở Israel. Ảnh: AquaMaof.

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ RAS được đánh giá tiềm năng phát triển và mở rộng, tuy nhiên cần chi phí đầu tư rất cao và yêu cầu trình độ chuyên môn kĩ thuật tốt.

Hệ thống lọc nước tuần hoàn, khép kín RAS

RAS cung cấp môi trường ổn định và được kiểm soát chặt chẽ cho đối tượng nuôi, cho phép khai thác tối đa năng suất nuôi bằng việc quản lý tốt các bể nuôi động vật thủy sản. Trong hệ thống nuôi, nước được làm sạch và tái sử dụng liên tục. Quá trình nuôi hầu như hoàn toàn khép kín. Các chất thải, ammonium và CO2 đều được phân tách và chuyển đổi thành các sản phẩm không độc bởi các thành phần của hệ thống. Nước đã lọc tiếp đến được sục khí O2 và được bơm lại bể nuôi. Tuy nhiên, không thể nào thiết kế một hệ thống nuôi hoàn toàn khép kín vì những chất thải không phân hủy cần phải được thải ra và cần cung cấp bổ sung lượng nước bị bốc hơi. Dù vậy, hơn 90% nước là được tái sử dụng suốt quá trình nuôi. Để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất, hệ thống nuôi gồm có nhiều thành phần với những chức năng riêng biệt. 

Mô hình nuôi công nghệ cao sử dụng RAS trong nuôi cá.

Lợi ích của RAS

  • RAS mang lại rất nhiều thuận lợi cho quá trình nuôi:
  • Kiểm soát, quản lý được môi trường nuôi chặt chẽ 
  • Tiết kiệm được lượng nước
  • Sử dụng năng lượng hiệu quả
  • Tiết kiệm diện tích nuôi trồng
  • Kiểm soát được thức ăn
  • Dễ dàng thu hoạch
  • Kiểm soát hoàn toàn được bệnh

Những yêu cầu cần thiết cho hệ thống:

  • Điện phải đảm bảo 24/7
  • Nguồn nước sạch, tối ưu nhất là nước giếng
  • Khẩu phần cho ăn được tính toán chi tiết
  • Kĩ năng và chuyên môn kĩ thuật của nhân viên quản lý tốt

Nguyên lý hoạt động của hệ thống RAS

Triển vọng của công nghệ RAS trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Mới đây, trường đại học Gadjah Mada (Indonesia) đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm đánh giá mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng bằng công nghệ RAS với các mật độ khác nhau. Kết quả thử nghiệm cho thấy tôm thẻ chân trắng tăng trưởng và phát triển tốt nhất trong mô hình này với mật độ 400 con/m3, với hệ số thức ăn FCR là 1.13.

Năm 2019 vừa rồi, Hợp tác xã Quyết Thắng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiến hành thử nghiệm mô hình nuôi tôm bằng công nghệ RAS với diện tích 2.000 m2, mật độ nuôi 500 con/m3, gấp 5-6 lần so với các mô hình bình thường. Đã cho thấy các kết quả vô cùng khả quan về tốc độ tăng trưởng siêu nhanh chỉ từ 3-3,5 tháng mà đã được size 30-33 con/kg thay vì là hơn 4 tháng như trước.

Các vấn đề liên quan đến công nghệ RAS trong nuôi tôm

Do nuôi trong mô hình hoàn toàn khép kín nên các yếu tố về mùa vụ và thời tiết không ảnh hưởng đến vụ nuôi, người nuôi hoàn toàn có thể nuôi 3 vụ/năm với năng suất và hiệu quả kinh tế tương đương với nhau. Cùng với đó, các yếu tố then chốt để quyết định sự thành công của mô hình nuôi là tôm giống và chất lượng nước.

Chọn tôm giống là tôm sạch bệnh (SPF - Specific Pathogen Free)

Tôm thẻ chân trắng cũng như các giống tôm he khác, chưa có hệ miễn dịch đầy đủ nên khả năng kháng nhiễm với các mầm bệnh do virus gây ra. Trong mô hình nuôi khép kín, yếu tố nhiễm bệnh do môi trường truyền vào bể nuôi với tỉ lệ gần như bằng không. Nên chọn giống tôm SPF sẽ hạn chế tố đa yếu tố bệnh tạo điều kiện cho sự thành công của mùa vụ.

Chất lượng nước là yếu tố quyết định

Đối với bất kì đối tượng và mô hình nuôi nào, chất lượng nước là yếu tố quyết định, mô hình nuôi tôm bằng công nghệ RAS cũng không ngoại lệ. Vào mùa mưa, không như các mô hình nuôi ngoài trời bị ảnh hưởng tới độ pH và độ kiềm do tính axit của nước mưa, mô hình này được “cách ly” hoàn toàn với thời tiết và nhiệt độ tự nhiên.

Với hàm lượng trên 50 mg/L của CO2 trong nước sẽ gây hôn mê cho tôm và làm giảm độ pH, vấn đề này được giải quyết bằng hệ thống sục khí liên tục trong chu kì nước đảm bảo hàm lượng O2 lúc nào cũng trên 4 mg/L làm hạn chế tối đa tác động của hàm lượng CO2 cao trong nước lên tôm nuôi.

Một trong những mối quan tâm lớn nhất trong thiết kế và quá trình hoạt động của hệ thống RAS là độc tính của các hợp chất nitrogen, dưới ba dạng chủ yếu mà NH4+, NO2- và NO3 . Ammonia được đào thải trong quá trình hấp thụ thức ăn trên tôm. Ion NH4+ không gây độc chỉ khi ở điều kiện pH thấp thì ammonia mới tồn tại ở thể khí NH3, khi gây độc. Do hệ thống kiểm soát sự biến động của pH rất ổn định nên hàm lượng NH3 lúc nào cũng dưới 0,05 mg/L (không gây độc). Ngoài ra, nitrit (NO2-) do các vi khuẩn phân giải ammonia gây độc cho gần như tất cả sinh vật sống và chỉ có thể bị chuyển hóa thành Nitrat (NO3-), dạng ít gây độc hơn rất nhiều. Bài toán này được hệ thống lọc hóa học và lọc sinh học của RAS khử và cố định Nitrogen về dạng không gây độc lên tôm.

Mô hình nuôi tôm bằng công nghệ RAS mang tính bền vững cho môi trường, tiết kiệm được nguồn nước cung cấp, diện tích đất nuôi trồng và cũng như đảm bảo đem lại lợi ích kinh tế cao cho người nuôi. Tuy nhiên, chi phí xây dựng hệ thống rất cao cũng như để quản lý tốt mô hình cần có trình độ chuyên môn kĩ thuật tốt. Đây là mô hình được đánh giá là mô hình nuôi tôm 4.0, có tiềm năng phát triển và mở rộng trong tương lai.

Nguồn: Duy Hồ - Tép Bạc

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.