Cách phòng trị bệnh đỏ thân trên tôm

08 THG09

Khi quyết định khởi nghiệp với nghề nuôi tôm thẻ, bên cạnh nắm rõ những đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng (TTCT) bà con cũng cần tìm hiểu thêm về các dịch bệnh thường gặp. Dưới đây là những chia sẻ về bệnh đỏ thân trên TTCT. Mời bà con cùng theo dõi!

 

 

Những dấu hiệu của bệnh đỏ thân trên TTCT

Theo EcoClean, bệnh đỏ thân (hay hội chứng tôm chết đó) là một trong những dịch bệnh rất nguy hiểm đối với TTCT. Tại Việt Nam, bệnh thường xuất hiện phổ biến ở những khu vực nuôi tôm công nghiệp. Bệnh phát triển mạnh nhất ở giai đoạn từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ 2, nếu không kiểm soát và điều trị kịp thời có khả năng gây hao hụt cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi.

 

a) Tác nhân gây bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng?

Các chuyên gia cho biết, tác nhân chính gây ra bệnh đỏ thân trên tôm là virus WSSV. Trong khi đó, nhóm vi khuẩn Vibrio góp phần khiến dịch bệnh bùng phát trên diện rộng. Mặt khác, môi trường ao nuôi không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây bệnh.

 

b) Dấu hiệu nhận biết tôm bệnh

Tôm bệnh đỏ thân rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Bà con có thể thực hiện bằng cách quan sát các dấu hiệu bất thường của tôm như:

- Cơ thể tôm chuyển sáng màu hồng hoặc đỏ bầm, vỏ tôm xuất hiện các đốm trắng nhỏ li ti (nhất là phần đầu ngực), gan tụy có màu trắng xám,…;

- Tôm bơi lội yếu, tiêu thụ thức ăn chậm, quan sát ruột tôm rỗng không có thức ăn, tấp bờ,…;

Thông thường, tôm bệnh sẽ chết rải rác sau 5-7 ngày nhiễm bệnh, thậm chí tỉ lệ chết có thể lên đến 100% nếu không phát hiện kịp thời.

 

Cách phòng trị bệnh đỏ thân trên tôm hiệu quả

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tôm bị bệnh do virus WSSV chưa có phương pháp đặc trị hiệu quả. Nhưng, nếu bệnh ô nhiễm môi trường có thể khắc phục nếu kịp thời xử lý. Do vậy, cách tốt nhất là bà con nên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thực hiện các biện pháp phòng bệnh ngay từ khi mới bắt đầu vụ nuôi như:

- Cải tạo ao nuôi thật kỹ, đúng kỹ thuật để diệt tạp và các vi khuẩn tích tụ trong ao nuôi từ những vụ trước, rào lưới quanh ao để ngăn các loài giáp xác và các động vật chủ mang mầm bệnh,…

- Chọn tôm giống khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, phản xạ nhanh nhẹn, có thể dùng phương pháp PCR để kiểm tra và loại bỏ những con giống nhiễm bệnh. Không thả nuôi tôm trong điều kiện nhiệt độ thấp (không thấp hơn 30oC).

- Theo dõi chặc chẽ các yếu tố môi trường để phát hiện bất thường và điều chỉnh kịp thời, hợp lý. Đồng thời tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho tôm bằng cách thêm Vitamin C và các khoáng chất vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm.

 

Nguồn: visinhthuysan.vn

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.