Tại sao Trung Quốc là thị trường triển vọng cho thủy sản Việt Nam?

28 THG12

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc: Cạnh tranh gay gắt

Thị trường Trung Quốc ngày càng trở thành điểm đến quan trọng cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trong những năm gần đây, thị trường này luôn nằm trong top 3 nhà nhập khẩu lớn nhất, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sang thị trường này đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới tháng 11, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc và Hồng Kông đạt 569 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 11, xuất khẩu tiếp tục giảm 24% đạt 52 triệu USD.

 

Trung Quốc là nước đứng thứ ba trong top nhập khẩu tôm từ Việt Nam

Trung Quốc là nước đứng thứ ba trong top nhập khẩu tôm từ Việt Nam

 

Nhu cầu của Trung Quốc và Hồng Kông không ổn định, tăng trưởng dương trong 3 tháng từ tháng 6 đến tháng 8, sau đó quay lại đà giảm trong tháng 9, 10 và 11. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm không mạnh như những tháng đầu năm. Đây là thị trường có mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính

Nhu cầu của Trung Quốc không chỉ phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho tại nước này mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung giá rẻ từ Ecuador. Trong bối cảnh người dân cắt giảm chi tiêu, giảm bớt nhu cầu cho các sản phẩm có giá thành cao, lại thêm việc có quá nhiều nguồn cung “đổ xô” vào thị trường này với giá chào thấp. Nên tôm Việt Nam khó cạnh tranh về giá

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc: Phục hồi mạnh mẽ

Trong khi tình hình xuất khẩu tôm gặp khó khăn, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Trung Quốc lại cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Theo VASEP, tháng 11, xuất khẩu cá tra Việt sang Trung Quốc và Hong Kong tiếp tục duy trì tăng trưởng hai con số, giá trị đạt hơn 39 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ 2022.

 

Biểu đồ xuất khẩu cá tra của Việt Nam

Biểu đồ xuất khẩu cá tra của Việt Nam

 

Cuối năm, thị trường Trung Quốc càng có xu hướng tăng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam để phục vụ cho dịp nghỉ lễ cuối năm. Số liệu cho thấy, kinh ngạch xuất khẩu cá tra Việt sang thị trường này đã liên tục tăng trưởng trong 3 tháng liên tiếp từ tháng 9.

Cơ hội và thách thức

Dịch COVID-19 đã chấm dứt, kinh tế Trung Quốc có tín hiệu tích cực, nhu cầu tôm sú, tôm chân trắng, cá tra và các sản phẩm thủy sản đang hồi phục. Vị thế địa lý gần thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc về chi phí logistics.

Trung Quốc đang đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế nhưng có vẻ họ không dành nhiều ngân sách cho sản xuất thủy sản nội địa. Bởi, Trung Quốc không coi đây là ngành hàng chủ lực có lợi nhuận cao. Do đó, đây là cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Tuy nhiên, Trung Quốc là thị trường mục tiêu của nhiều nước xuất khẩu thủy sản với nguồn cung nguyên liệu giá rẻ nên sản phẩm thủy sản Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh về giá. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh từ chính các nhà chế biến thủy sản tại thị trường nội địa Trung Quốc

Để tận dụng những cơ hội từ Trung Quốc, hoạt động giao thương B2B cần được tăng cường hơn nữa, trong đó giao thương cấp địa phương cần được quan tâm hơn. Ngoài ra, cần có sự trao đổi, chia sẻ thông tin về nhu cầu và quy định thị trường, đặc biệt khi có những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu.

 

Theo ThuysanVietNam

Other news

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.

28 THG02

Cơ hội "vàng" tái đàn gia cầm: Giá giống tăng, nhu cầu thị trường cao

Thị trường tái đàn gia cầm sau Tết Nguyên Đán, nhu cầu con giống tăng cao, giá giống tăng mạnh, khuyến cáo cho người chăn nuôi về vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh và chăm sóc đàn gia cầm.

27 THG02

Cá Koi bị xù vẩy - Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp xử lý

Cá Koi, giống cá cảnh phổ biến, không chỉ làm đẹp cho hồ cá mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu về cá Koi, tập trung vào bệnh Dropsy xù vảy, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý.

27 THG02

Nắm chắc "bí kíp" phòng chống dịch bệnh: Tôm khỏe mạnh, mùa vụ bội thu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành văn bản quan trọng về việc tăng cường phòng, chống các bệnh nguy hiểm trong ngành chăn nuôi tôm nước lợ.

27 THG02

Phòng chống Cúm gia cầm - Thông tin quan trọng cho người chăn nuôi

Công văn số 1140 – BNN-TY của Bộ NN&PTNT, nhấn mạnh tình hình dịch Cúm gia cầm và các biện pháp tăng cường phòng chống.

26 THG02

Khám Phá Những Công Nghệ Hiện Đại Đang Thay Đổi Cách Chúng Ta Chăn Nuôi

Giới thiệu 8 công nghệ tiên tiến đang thay đổi ngành chăn nuôi, mang đến hiệu quả vượt trội về năng suất, chất lượng và lợi nhuận.

26 THG02

Bí quyết "Vàng" giúp Gà Thịt mọc lông nhanh, đều, đẹp mắt

Nhận thức về vấn đề lông ở gà thịt và gà giống ngày càng nổi lên, đặc biệt ở giai đoạn sản xuất. Bài viết này sẽ đi sâu vào giải pháp dinh dưỡng để cải thiện chất lượng lông, tập trung vào việc tăng cường protein, amino acid, và các nguyên liệu vi lượng.

26 THG02

Cách phòng và trị bệnh do virus trên cá nước ngọt hiệu quả

Thông tin tổng quan về các bệnh do virus trên cá nước ngọt, bao gồm tác nhân gây bệnh, triệu chứng, phương pháp phòng và trị. Bài viết cũng đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh do virus và giải pháp phòng chống hiệu quả.