Cải thiện năng suất cá diêu hồng bằng chế phẩm sinh học

11 THG11

Ảnh Tepbac

Một nghiên cứu mới đây được xuất bản trên Tạp chí Nuôi trồng Thủy sản Indonesia (JAI) đã kết luận rằng việc bổ sung chế phẩm sinh học và paraprobiotics cho cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) có thể cải thiện năng suất cá, tăng đáp ứng miễn dịch và khả năng chống lại bệnh Streptococcus agalactiae.

Probiotic và paraprobiotic là gì?

Probiotics còn được biết là chế phẩm sinh học với các vi khuẩn sống mang lại lợi ích cho cá nuôi. Bacillus spp là một loại vi khuẩn phổ biến được sử dụng làm probiotic. Bacillus spp có thể tồn tại lâu hơn so với các chế phẩm sinh học khác do khả năng chống chịu với nhiệt độ cao.

Tỷ lệ sống của vi sinh vật probiotic trong quá trình chế biến và bảo quản thức ăn vẫn là một thách thức khi sử dụng probiotic. Ho và cộng sự (2017) cho biết số lượng tế bào probiotic trong thức ăn chăn nuôi giảm khoảng 10% sau ba tuần bảo quản. Bởi các tế bào probiotic là vi sinh vật sống dễ bị phá vỡ hoặc giết chết do các yếu tố khác nhau của quá trình sản xuất (de Araújo et al., 2020). Tế bào probiotic chết hoặc không hoạt động được gọi là paraprobiotic (Zendeboodi et al., 2020). Khái niệm về paraprobiotic là việc sử dụng các tế bào probiotic không có khả năng sống sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho vật chủ. Paraprobiotic có được từ các vi sinh vật tốt bị mất khả năng tồn tại sau khi tiếp xúc với một số yếu tố có thể thay đổi cấu trúc tế bào của vi sinh vật, chẳng hạn như sự đứt gãy DNA, rối loạn trong màng tế bào…

Bổ sung paraprobiotic Bacillus sp. NP5 cho cá diêu hồng

Nghiên cứu được thực hiện bởi Aldy Mulyadin và cộng sự được thực hiện bằng cách thêm 1% (thể tích/trọng lượng) probiotics hoặc 1% paraprobiotics của Bacillus sp. NP5 vào thức ăn cho cá diêu hồng. Việc bổ sung probiotics và paraprobiotics được thực hiện riêng biệt cho các phương pháp điều trị khác nhau.

Các nhóm cá với 3 phương pháp điều trị và được lặp lại 5 lần với: Nhóm 1: Bổ sung 1% (v/w) probiotic Bacillus sp. NP5; Nhóm 2: Bổ sung 1% (v/w) paraprobiotic Bacillus sp. NP5; Nhóm cá đối chứng: Không bổ sung probiotic hoặc paraprobiotic.

Cá được nuôi trong 30 ngày. Vào ngày nuôi 31, cá được thử thách với vi khuẩn gây bênh liên cầu khuẩn là S. agalactiae (107 CFU / mL) thông qua đường tiêm. Paraprobiotic của Bacillus sp NP5 được tạo ra thông qua quá trình khử hoạt tính bằng nhiệt ở 95°C trong 1 giờ, sau đó thực hiện thử nghiệm khả năng tồn tại trên môi trường thạch TSA và ủ trong 24 giờ.

Trong thời gian 30 ngày nuôi, cá điêu hồng được nuôi bằng men vi sinh và thức ăn bổ sung paraprobiotics có tốc độ tăng trưởng tốt hơn cá được nuôi không bổ sung men vi sinh và paraprobiotics.

Với trọng lượng ban đầu của thí nghiệm khoảng 22 - 23 gam, trọng lượng cuối cùng trung bình của cá điêu hồng là 50 - 51 gam với khối lượng bổ sung hàng ngày là 2,2 - 2,4%. Trong khi cá diêu hồng được cho ăn mà không bổ sung men vi sinh hay paraprobiotics (nhóm cá đối chứng), trọng lượng cuối cùng trung bình chỉ khoảng 45 gam với mức tăng trưởng hàng ngày là 1,9%.

Hiệu suất của việc bổ sung probiotics và paraprobiotics vào thức ăn cũng có thể làm giảm FCR (hệ số chuyển đổi thức ăn). Kết quả cuối cùng của FCR với hai nghiệm thức lần lượt là 1,27 - 1,36. Trong khi đó, FCR trong thức ăn không bổ sung men vi sinh và paraprobiotics có thể đạt 1,52.


Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống của cá diêu hồng với 1 nhóm không thử thách với vi khuẩn gây bệnh (K-), 3 nhóm được tiêm S. agalactiae gây bệnh: Pro (nhóm cá 1 đã được bổ sung 1% probiotic), Para (nhóm cá 2 đã được bổ sung 1% paraprobiotic) và K+ nhóm đối chứng không bổ sung.

Ngoài việc ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn, việc bổ sung probiotics và paraprobiotics vào thức ăn cũng có thể duy trì tỷ lệ sống của cá. Sau khi cá điêu hồng được thử nghiệm với nhiễm vi khuẩn Streptococcus agalactiae (một loại vi khuẩn thường tấn công cá nuôi) thì tỷ lệ sống (SR) của cá được bổ sung chế phẩm sinh học và paraprobiotics tốt hơn. Con số đó có thể đạt tới 87%.

Nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng sử dụng men vi sinh và paraprobiotic từ Bacillus sp NP5 bổ sung vào thức ăn của cá diêu hồng có hiệu quả trong việc tăng năng suất, tỉ lệ sống của cá trước sự lây nhiễm S. agalactiae.

Nguồn: Aldy Mulyadin et al (2021). Growth performance, immune response, and resistance of Nile tilapia fed paraprobiotic Bacillus sp. NP5 against Streptococcus agalactiae infection, Jurnal Akuakultur Indonesia, 16/03/2021.

Nguồn: Lệ Thủy - Tép Bạc

Other news

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.

28 THG02

Cơ hội "vàng" tái đàn gia cầm: Giá giống tăng, nhu cầu thị trường cao

Thị trường tái đàn gia cầm sau Tết Nguyên Đán, nhu cầu con giống tăng cao, giá giống tăng mạnh, khuyến cáo cho người chăn nuôi về vệ sinh chuồng trại, phòng bệnh và chăm sóc đàn gia cầm.

27 THG02

Cá Koi bị xù vẩy - Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp xử lý

Cá Koi, giống cá cảnh phổ biến, không chỉ làm đẹp cho hồ cá mà còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu về cá Koi, tập trung vào bệnh Dropsy xù vảy, nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý.

27 THG02

Nắm chắc "bí kíp" phòng chống dịch bệnh: Tôm khỏe mạnh, mùa vụ bội thu

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành văn bản quan trọng về việc tăng cường phòng, chống các bệnh nguy hiểm trong ngành chăn nuôi tôm nước lợ.

27 THG02

Phòng chống Cúm gia cầm - Thông tin quan trọng cho người chăn nuôi

Công văn số 1140 – BNN-TY của Bộ NN&PTNT, nhấn mạnh tình hình dịch Cúm gia cầm và các biện pháp tăng cường phòng chống.

26 THG02

Khám Phá Những Công Nghệ Hiện Đại Đang Thay Đổi Cách Chúng Ta Chăn Nuôi

Giới thiệu 8 công nghệ tiên tiến đang thay đổi ngành chăn nuôi, mang đến hiệu quả vượt trội về năng suất, chất lượng và lợi nhuận.

26 THG02

Bí quyết "Vàng" giúp Gà Thịt mọc lông nhanh, đều, đẹp mắt

Nhận thức về vấn đề lông ở gà thịt và gà giống ngày càng nổi lên, đặc biệt ở giai đoạn sản xuất. Bài viết này sẽ đi sâu vào giải pháp dinh dưỡng để cải thiện chất lượng lông, tập trung vào việc tăng cường protein, amino acid, và các nguyên liệu vi lượng.

26 THG02

Cách phòng và trị bệnh do virus trên cá nước ngọt hiệu quả

Thông tin tổng quan về các bệnh do virus trên cá nước ngọt, bao gồm tác nhân gây bệnh, triệu chứng, phương pháp phòng và trị. Bài viết cũng đề cập đến những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh do virus và giải pháp phòng chống hiệu quả.