Vaccine cho dá da trơn

16 THG11

ARS dự kiến sẽ có vắc-xin cho A. hydropila trong vòng 3-5 năm tới.

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Mỹ (ARS) đang tiến gần hơn bao giờ hết trong việc tìm ra câu trả lời và các biện pháp khắc phục tiềm năng đối với Aeromonas hydrophila- một căn bệnh gây chết cá da trơn nuôi.

Aeromonas hydrophila đã tàn phá ngành công nghiệp nuôi cá da trơn của Mỹ ở Alabama và các bang khác kể từ khi được phát hiện vào năm 2009. Alabama đứng thứ hai tại Hoa Kỳ về sản lượng và diện tích mặt nước nuôi cá da trơn. Năm ngoái, người nuôi cá da trơn ở Alabama đã mất khoảng 13,5 triệu USD doanh thu - do cá chết, chi phí thuốc và xử lý hóa chất. Bệnh do vi khuẩn này gây xuất huyết trên cơ thể cá, mất định hướng và chết nhanh.

Aeromonas hydrophila là một loài vi khuẩn Gram âm, phổ biến và đa dạng trong các hệ sinh thái nước ngọt. Trong nuôi trồng thủy sản, A. hydrophila là một tác nhân quan trọng gây bệnh cho một số loài thủy sản nước ngọt cá tra và cá rô phi. Đây là một mầm bệnh thứ cấp quan trọng trong nuôi cá da trơn, thường gây ra xuất huyết và hoại tử cơ. Thỉnh thoảng sau khi cá bị căng thẳng (do lượng oxy thấp, chất lượng nước kém, v.v.), vi khuẩn có thể gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết dẫn đến tỷ lệ tử vong cao. Năm 2009, một dòng A. hydrophila mới, có độc lực cao đã được phân lập từ một con cá da trơn (Ictalurus dotatus) bị bệnh, trong một ao sản xuất ở Tây Alabama. Chủng này, được gọi là hypervirulent Aeromonas hydrophila, hoặc vAh.

 


Cá bị nhiễm Aeromonas hydrophila thường có biểu hiện đỏ da, vây và mắt.© Anita M Kelly.

Các nhà khoa học của ARS đã tiến hành kiểm tra nguyên nhân gây bệnh và xác định con đường lây nhiễm, cơ chế vật chủ và nghiên cứu các loại vắc xin tiềm năng cho A. hydrophila. Mặc dù căn bệnh này có độc lực cao trong ao nuôi nhưng các nhà nghiên cứu đã gặp khó khăn trong việc tái tạo căn bệnh này trong phòng thí nghiệm.

Benjamin Beck, nhà sinh lý học nghiên cứu tại Đơn vị Nghiên cứu Sức khỏe Động vật Thủy sản của ARS ở Auburn, Alabama, cho biết: “Các dự án của chúng tôi kiểm tra một cách có hệ thống ở cấp trang trại và ao nuôi những yếu tố góp phần gây ra độc tính và sự lây nhiễm.”

“Tác động của chế độ ăn, sự suy giảm oxy, phương pháp xử lý bằng hóa chất, sự ăn mòn da hay nhiễm ký sinh trùng như thế nào? Chúng tôi chưa có tất cả câu trả lời, nhưng chúng tôi đang thực hiện một cách tiếp cận tổng thể để đảm bảo thực sự hiểu được cách thức hoạt động của mầm bệnh và những cách tốt nhất để đánh bại nó” ông cho biết thêm.

Có sự khác nhau trong cách thức bệnh bùng phát là thông qua việc cho ăn. Beck nói: “Nhiều nông dân đã báo cáo rằng lượng thức ăn cao thường dẫn đến bùng phát dịch bệnh.”

“Thật vậy, nghiên cứu hiện tại trong các phòng thí nghiệm cho thấy rằng cho ăn nhiều có thể làm tăng tính nhạy cảm của cá đối với bệnh tật. Tuy nhiên, trong khi chúng tôi có câu trả lời sơ bộ cho tất cả những câu hỏi này, công việc vẫn đang tiếp tục”.

 


Vi khuẩn Aeromonas hydrophila.

Các câu hỏi khác bao gồm làm thế nào vật dụng trong trang trại, bùn đáy ao và thậm chí cả chim có thể lây lan dịch bệnh.

Ông nói: “Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chất lượng nước và chế độ cho ăn đóng vai trò quan trọng, nhưng việc giảm thiểu dịch bệnh trên diện rộng và lâu dài có thể chỉ xảy ra thông qua việc tiêm vaccine. May mắn thay, chúng tôi có một số loại vaccine đang trong quá trình sản xuất và sẽ có sau 3-5 năm tới."

Các chương trình nhân giống và chọn lọc di truyền để kháng bệnh có thể là những giải pháp lâu dài; tuy nhiên, trong thời gian ngắn hơn, các nhà khoa học đang tiếp tục đưa ra những thay đổi riêng biệt ở cấp độ ao nuôi có thể được thực hiện hàng ngày để giảm khả năng bùng phát Aeromonas quy mô lớn .

Beck nói: “ Aeromonas hydrophila là một lời nhắc nhở tuyệt vời rằng chúng ta không thể xem xét các vấn đề một cách cô lập hoặc chỉ từ một góc độ duy nhất. Chúng ta cần hiểu các dịch bệnh khi chúng xảy ra trong môi trường nông trại và chấp nhận những phức tạp về môi trường.”

Nguồn: Lệ Thủy - Tép Bạc

Other news

28 THG12

Xuất khẩu của Vĩnh Hoàn tăng mạnh, giá cá tra dự báo tiếp tục tăng năm 2022

Báo cáo 11 tháng của Thuỷ sản Vĩnh Hoàn (mã chứng khoán: VHC) cho thấy, xuất khẩu tăng trưởng rất tốt, chủ yếu nhờ thị trường Mỹ.
07 THG12

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 10 tháng đầu năm 2021

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 10/2021, tổng giá trị XK cá tra Việt Nam đạt 1,21 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, sản phẩm cá tra chế biến XK giảm hơn 50%. Riêng tháng 10/2021, giá trị XK cá tra đạt 136,7 triệu USD, giảm 19,7% so với cùng kỳ năm 2020.

16 THG11

Vaccine cho dá da trơn

ARS dự kiến sẽ có vắc-xin cho A. hydropila trong vòng 3-5 năm tới.
11 THG11

Cải thiện năng suất cá diêu hồng bằng chế phẩm sinh học

Cá diêu hồng hay còn gọi là cá điêu hồng là một loài cá sống trong môi trường nước ngọt thuộc họ cá rô phi.

10 THG11

Xuất khẩu thủy sản tháng 10/2021: Những tín hiệu hồi phục

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm sâu trong 2 tháng liên tiếp do giãn cách xã hội, phòng chống Covid, với việc nới lỏng giãn cách và mở cửa trở lại tại các địa phương để phục hồi sản xuất, kết quả XK thủy sản tháng 10 đã có những tín hiệu tích cực, với con số 918 triệu USD, gần tương đương với cùng kỳ năm 2020 và tăng 47% so với tháng 9/2021.
05 THG11

Giá tôm nguyên liệu tăng bất chấp dịch COVID-19

Theo trang Undercurrent News, cuối tháng 10, giá tôm tại trang trại của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh dù dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở các tỉnh ĐBSCL.

27 THG10

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021

(vasep.com.vn) Từ tháng 8 năm nay, XK tôm Việt Nam bắt đầu giảm mạnh do sản xuất bị ảnh hưởng vì tỷ lệ nhiễm Covid-19 mới ở ĐBSCL gia tăng. Sang tháng 9, XK tôm sang hầu hết các thị trường chính vẫn tiếp tục giảm tuy nhiên đà giảm đã thấp hơn. Việc nới lỏng giãn cách từ giữa tháng 9 đã giúp doanh nghiệp từng bước khôi phục sản xuất sau dịch bệnh tuy vậy doanh nghiệp vẫn phải “canh cánh” nhiều nỗi lo về nguồn lao động, chi phí, đảm bảo phòng chống dịch để sản xuất an toàn…

21 THG10

Bộ NN&PTNT sẽ đề xuất ưu tiên cấp đủ vaccine cho doanh nghiệp cá tra

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Bộ NN&PTNT giao NAFIQAD phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh ĐBSCL, VASEP, VINAPA tổng hợp số lao động cần ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid- 19 đang tham gia các công đoạn trong chuỗi sản xuất, kinh doanh cá tra và các chuỗi nông sản khác, tham mưu Bộ văn bản đề xuất Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia ưu tiên cung cấp đủ vaccine phòng Covid-19 cho địa phương theo nhu cầu.

11 THG10

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chạy nước rút trong 100 ngày vàng

Ngành thủy sản có 100 ngày "vàng" để chạy nước rút cho mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 9 tỷ USD. Trong khi doanh nghiệp miền Bắc tận dụng được cơ hội từ thị trường Mỹ, EU thì doanh nghiệp miền Nam cố gắng tăng công suất, trả nợ các đơn hàng trước mùa Noel.