Trùng quả dưa tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn trên cá rô phi

24 THG09

 

 

Cá rô phi bị nhiễm trùng quả dưa có các đốm trắng trên vây và da của chúng.

 

Trùng quả dưa gây bệnh đốm trắng trên cá tăng nguy cơ bội nhiễm với vi khuẩn gây chết hàng loạt trên cá rô phi.

Francisella noatunensis subsp. Orientalis và Ichthyophthirius multifiliis được biết đến là mầm bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ tử vong cao ở cá rô phi đặc biệt trong mùa lạnh khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 25oC. Có giả thuyết được đặt ra rằng sự lây nhiễm của ngoại ký sinh trùng có thể nâng cao tính nhạy cảm của cá rô phi đối với vi khuẩn gây bệnh. Trong tự nhiên, một vật chủ thường bị nhiễm bởi nhiều mầm bệnh. Các trường hợp bội nhiễm bởi vi khuẩn và ký sinh trùng bao gồm Streptococcus iniaeand và Ichthyophthirius multifiliisEdwardsiella ictaluri và Ichthyophthirius multifiliis đã được báo cáo ở trên cá. 

Bệnh trùng quả dưa hay còn gọi là bệnh đốm trắng có lẽ là bệnh ký sinh trùng nguy hiểm nhất ở cá nước ngọt trong môi trường tự nhiên và nuôi thả do động vật đơn bào Ichthyophthirius multifiliis gây ra mà phần lớn những người nuôi cá đều có lúc phải đối mặt. Ichthyophthirius multifiliis là ký sinh trùng bắt buộc, tự bám vào da và mang của vật chủ. Các dấu hiệu điển hình của bệnh là sự xuất hiện của nhiều đốm trắng trên da, vây và mang cá có thể thấy bằng mắt thường, có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Vòng đời bao gồm ba giai đoạn phát triển trong đó có giai đoạn sinh sản (tomocyst), giai đoạn nhiễm trùng (theront) và giai đoạn ký sinh (trophont).

Vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis, một trong những tác nhân chính gây tử vong hàng loạt không chỉ ở cá rô phi mà còn ở các loài cá nước ấm khác nhau trên toàn thế giới. Francisella noatunensis subsp. Orientalis gây nhiễm trùng từ mức độ cấp tính đến mãn tính, ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, lá lách, gan. 

Sự bùng phát của bệnh thường xảy ra ở cá giống và cá con, liên quan chặt chẽ đến nhiệt độ nước nuôi (thấp hơn 25oC). Tuy nhiên, dưới điều kiện nuôi thâm canh và môi trường không tốt, những bệnh đó có thể xảy ra ở những khoảng nhiệt độ khác và ảnh hưởng đến tất cả các giai đoạn sống của cá. Ở Thái Lan, sự lây nhiễm đồng thời của Ichthyophthirius multifiliis và Francisella noatunensis subsp. Orientalis đã được quan sát thấy ở một số trại cá điêu hồng với nhiệt độ vào khoảng 28oC. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hai mầm bệnh Francisella noatunensis subsp. Orientalis và ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis trên vật chủ và tác động có thể có của chúng đối với sự bùng phát dịch bệnh vẫn chưa được nghiên cứu. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra liệu việc nhiễm ký sinh trùng có làm tăng tính nhạy cảm của cá rô phi với vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis nói riêng và những loài vi khuẩn gây bệnh khác nói chung hay không?


Trùng quả dưa - Ichthyophthirius multifiliis
 

Cá điêu hồng nhiễm ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis trong tự nhiên được chia thành 5 nhóm ( một nhóm đối chứng và bốn nhóm được tiến hành cảm nhiễm với vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis ở các mức nồng độ khác nhau lần lượt 1.93 x 106, 1.93 x 105, 1.93 x 104, 1.93 x 103 CFU/ ml ). Song song đó, cá điêu hồng khỏe mạnh được sàng lọc âm tính với ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis cũng được tiến hành cảm nhiễm tương tự. Dấu hiệu lâm sàng, tỷ lệ chết được ghi nhận 2 lần mỗi ngày trong vòng 19 ngày. 

Kết quả phân tích cho thấy rằng nhiễm ký sinh trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis không gây chết trên cá điêu hồng trong khi nhiễm Francisella noatunensis subsp. Orientalis thì có thể, khi thực hiện cảm nhiễm đơn vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis (không có sự hiện diện của ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis). Tuy nhiên, cá nhiễm Ichthyophthirius multifiliis có tỷ lệ chết tích lũy cao, dao động từ 80 đến 100% khi được ngâm với vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis ở liều thấp (1,93 x 103 CFU/ ml) đến liều cao (1,93 x 106 CFU/ml). Điều này chứng minh vai trò của ký sinh trùng Ichthyophthirius multifiliis trong việc làm hỏng biểu mô của mang cá và da. Nó dẫn đến hoại tử và phá vỡ biểu mô tại vị trí nhiễm trùng. Kết quả là, chất nhờn và biểu bì ở mang và da - tuyến bảo vệ đầu tiên của vật chủ bị tổn thương, do đó tạo ra con đường cho sự xâm nhập của vi khuẩn và trên thực tế, ký sinh trùng có thể đóng vai trò nhất định trong việc bùng phát bệnh. 

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng sự hiện diện của ngoại ký sinh góp phần làm tăng lượng vi khuẩn trong cá và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể. Nghiên cứu này cho thấy sự bội nhiễm của Ichthyophthirius multifiliis và Francisella noatunensis subsp. Orientalis ở cá rô phi dẫn đến tỷ lệ tử vong trầm trọng hơn. Vì vậy, quản lý cá không bị ngoại ký sinh (Ichthyophthirius multifiliis) có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn trong môi trường nuôi. Điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn về khả năng của Ichthyophthirius multifiliis như một vector truyền vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis ở cá. Hiện nay vẫn còn thiếu thông tin về phản ứng miễn dịch của cá rô phi đối với ký sinh trùng quả dưa Ichthyophthirius multifiliis, nhiễm vi khuẩn Francisella noatunensis subsp. Orientalis đơn thuần và bội nhiễm. Do đó, việc nghiên cứu chuyên sâu các hoạt động ức chế miễn dịch có thể có của Francisella noatunensis subsp. Orientalis và Ichthyophthirius multifiliis sẽ rất quan trọng để phát triển một chương trình quản lý bệnh truyền nhiễm phù hợp.

 

Nguồn: Tép Bạc

Ý kiến bạn đọc

Các tin khác

28 THG02

Bí mật "siêu năng lực" thay răng của cá linh Thái Bình Dương

Khám phá bí ẩn về khả năng thay răng "chóng mặt" của cá linh Thái Bình Dương - loài cá sở hữu bộ hàm đáng sợ với 555 chiếc răng sắc nhọn.

28 THG02

Cách phân biệt tôm càng xanh và tôm càng sen nhanh chóng, chính xác!

Tôm càng xanh và tôm càng sen không chỉ là những món ăn ngon mà còn đóng vai trò quan trọng trong ngành nuôi tôm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt chúng một cách chi tiết và nhanh chóng, đồng thời chia sẻ cách chọn tôm tươi ngon để đảm bảo khẩu phần hải sản của bạn luôn hấp dẫn.

28 THG02

Nuôi vịt siêu nạc: Chi phí thấp, hiệu quả kinh tế cao - Giải pháp chăn nuôi bền vững

Mô hình chăn nuôi vịt Grimaud siêu nạc, bao gồm ưu điểm, hiệu quả kinh tế và mô hình HTX thành công tại xã Hoàng Tung, Cao Bằng.